Dịch thuật: Chữ "vi" trong Hán ngữ cổ

CHỮ “VI” TRONG HÁN NGỮ CỔ

1- “Làm”, “tạo ra”:
          Chiến Quốc sách – Tề sách tứ 戰國策 - 齊策四:
Vương sử nhân vi quan
王使人爲冠
(Vương sai người làm cái mũ)
         Xét, chữ là một động từ, ý nghĩa là “làm”, nhưng hàm nghĩa “làm”  của người xưa rất rộng, trong câu văn cụ thể, hàm nghĩa của nó tương đối cụ thể. Trong Luận ngữ - Tiên tiến 論語 - 先進 có câu:
Vi quốc dĩ lễ
爲國以禮
(Trị nước phải theo lễ)
          Và trong thiên Dương Hoá 陽貨:
Nhữ vi Chu Nam Thiệu Nam hĩ hồ?
爲周南召南矣乎?
(Khổng Tử hỏi Bá Ngư: Con đã học Chu Nam Thiệu Nam chưa?)
          Trong thiên Vi Tử 微子:
Sát kê vi thử nhi tự chi
殺鷄爲黍而食之
(Giết gà làm cơm để đãi)
          Trong Mạnh Tử - Cáo Tử hạ 孟子 - 告子下:
Cố tai Cao tẩu chi vi thi dã!
固哉高叟之爲詩也!
(Ông lão họ Cao giảng thơ cố chấp lắm thay!)
          Tả truyện - Ẩn công nguyên niên 左傳 - 隱公元年:
Bất như tảo vi chi sở
不如早爲之所
(Không bằng liệu tính sớm đi)
          Hi Công tam thập niên 僖公三十年:
Thả quân thường vi Tấn quân tứ hĩ.
且君嘗爲晉君賜矣
(Huống hồ nhà vua từng ban thưởng cho Tấn quân)
          Chúng ta có thể tuỳ theo câu văn mà dịch là “trị” , “học” , “chử” , “giải” , “cấp” …… nhưng không thể cho rằng bản thân chữ có những nghĩa đó.
          Dẫn đến nghĩa là “tác” , “tác vi” 作爲. Trong Trang Tử - Tiêu dao du 莊子 - 逍遙遊 có câu:
Thế thế dĩ bình phích quang vi sự
世世以洴澼絖爲事
(Đời đời lấy việc giặt sợi làm nghề)
          Lại có nghĩa “biến thành”, “trở thành”. Trang Tử - Tiêu dao du 莊子 - 逍遙遊 :
Hoá nhi vi điểu
化而爲鳥
(Hoá thành chim)
          Cũng có nghĩa “gọi là”. Trang Tử - Tiêu dao du 莊子 - 逍遙遊 :
Bắc minh hữu ngư, kì danh vi Côn
北冥有魚, 其名爲鯤
(Biển bắc có loài cá, tên của nó gọi là Côn)
          Trong Tuân Tử - Khuyến học 荀子 - 勸學:
Lan hoè chi căn thị vi chỉ
蘭槐之根是爲芷
(Rễ của lan hoè gọi là chỉ)
          cũng có nghĩa là “tính là” “cho là”. Trong Luận ngữ - Vi chính 論語 - 爲政:
Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri.
知之知之, 不知不知
(Biết thì cho là biết, không biết thì cho là không biết)
          Trong Mạnh Tử - Lương Huệ Vương thượng 孟子 - 梁惠王上:
Bất vi bất đa hĩ
爲不多矣
(Không cho là không nhiều)
          以爲 (dĩ vi) dùng chung nhau tương đương với cách nói hiện đại là:
…..當作
          Tả truyện - Hi Công tam thập niên 左傳 - 僖公三十年:
Nhược xả Trịnh dĩ vi đông đạo chủ
若舍鄭以爲東道主
(Nếu như bỏ nước Trịnh, cứ để Trịnh làm chủ phía đông)

2- Gần giống với chữ (thị):
          Mạnh Tử - Công Tôn Sửu thượng 孟子 - 公孫丑上:
Nhĩ vi nhĩ, ngã vi ngã
爲爾, 我爲我
(Ông là ông, tôi là tôi)

3- Giới từ, nghĩa là “bị”:
          Hàn Phi Tử - Ngũ đố 韓非子 - 五蠹:
Tất vi Cổn Vũ tiếu hĩ
鯀禹笑矣
(Tất bị ông Cổn ông Vũ chê cười)

4- Động từ (âm Bắc Kinh đọc là wèi).
Vì lợi ích của một người nào đó, đứng bên cạnh ai đó.
           Tả truyện - Hi Công tứ niên 左傳 - 僖公四年:
Khởi bất cốc thị vị?
豈不穀是?
(Tề Hoàn Công nói: Lẽ nào chư hầu vì ta mà tới?)
          Luận ngữ - Thuật nhi 論語 - 述而:
Phu Tử vị Vệ quân hồ?
夫子衛君乎?
(Thầy ta có vì vua nước Vệ không?)

5- Giới từ (âm Bắc Kinh đọc là wèi):
          Có nghĩa là “thay thế”, “cho”:
          Trang Tử - Dưỡng sinh chủ 莊子 - 養生主:
Bào đinh vị Văn Huệ Quân giải ngưu
庖丁文惠君解牛
(Người đầu bếp mổ bò cho Văn Huệ Quân)
          Lại có nghĩa là “nhân vì”:
          Mạnh Tử - Lương Huệ Vương thượng 孟子 - 梁惠王上:
Thuỷ tác dũng giả, kì vô hậu hồ! Vị kì tượng nhân nhi dụng chi dã.
始作俑者, 其無後乎! 其象人而用之也.
          (Người đầu tiên làm ra tượng gỗ để tuẫn táng, người đó đáng tuyệt hậu chăng! Nhân vì tượng gỗ giống con người mà dùng nó để tuẫn táng)
          Trang Tử - Dưỡng sinh chủ 莊子 - 養生主:
Vị chi tứ cố
爲之四固
(Nhân đó nhìn chung quanh)
          Tân ngữ sau giới từ có lúc có thể tỉnh lược. Trong Trang Tử - Dưỡng sinh chủ 莊子 - 養生主  có câu:
Truật nhiên vị giới, thị vị chỉ, hành vị trì
怵然爲戒, 視爲止, 行爲遲
(Hết sức cẩn thận, mắt nhìn chăm chú, động tác chậm rãi)

6- Từ ngữ khí:  thường hô ứng với đại từ nghi vấn, biểu thị ngữ khí nghi vấn.
          Luận ngữ - Nhan Uyên 論語 - 顏淵:
Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn vi?
君子質而已矣, 何以文?
(Quân tử chỉ cần thực chất thôi, văn vẻ mà làm gì?)
          Luận ngữ - Quý thị 論語 - 季氏:
Hà dĩ phạt vi?
何以伐?
(Lấy gì để mà chinh phạt?)

Phân biệt “tác” và “vi” :
          “Tác” nghĩa gốc là đứng lên, nhân đó, khi “tác” dùng với nghĩa là “làm” thường mang hàm nghĩa “hưng khởi”, “sáng tạo”, “kiến lập”.
          Còn “vi”, nhìn chung biểu thị nghĩa “làm”, có lúc cũng biểu thị nghĩa “trị lí”, cho nên có sự khu biệt với “tác”.

Chú của người dịch
Chữ theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu:
          Vi: làm, như hành vi 行爲.
          - Gây nên, làm nên
          - Trị, như vi quốc 爲國 trị nước.
          - Dùng làm ngữ từ, như tuy đa diệc hề dĩ vi 雖多亦奚以爲, dầu nhiều có làm gì.
          Một âm là vị
          - Vì, như vị kỉ 爲己 vì mình; hữu sở vị nhi vi 有所爲而爲 có vì cái gì mà làm v.v...
          Giúp, như Luận ngữ nói: phu tử bất vị dã 子不爲也 nhà thầy chẳng giúp vậy.
          (nxb thành phố Hồ chí Minh, 1993, trang 378)

                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                         Quy Nhơn 21/5/2015

Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 2)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.
Previous Post Next Post