THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA?
Từ đồng
nghĩa là những từ có ý nghĩa tương đồng hoặc tương cận. Trong từ đồng nghĩa,
toàn bộ ý nghĩa tương đồng hoặc tương cận là thiểu số, đa số là bộ phận ý nghĩa
tương đồng hoặc tương cận. Ý nghĩa tương đồng hoặc tương cận này có thể là
nghĩa gốc của hai từ, cũng có thể là nghĩa phái sinh của hai từ, mà cũng còn có
thể là nghĩa gốc của từ A và nghĩa phái sinh của từ B.
- Từ đồng nghĩa có nghĩa gốc tương đồng
Trong Thuyết văn giải tự 说文解字 luôn nói rõ, sau gọi là “hỗ huấn từ” 互训词 hoặc “đồng huấn từ” 同训词.
Ví dụ như:
Thân:
ngâm dã 呻: 吟也. Ngâm: thân dã吟:
呻也
Vấn: tấn
dã 问: 讯也 Tấn: vấn dã 讯: 问也
Xu: tẩu
dã 趋: 走也 Tẩu: xu dã 走:
趋也 Phó: xu dã
赴: 趋也
Nghịch:
nghinh dã 逆: 迎也 Nghinh: phùng dã 迎:
逢也
Ngộ:
phùng dã 遇: 逢也 Tao: ngộ dã 遭:
遇也 Phùng: ngộ dã 逢: 遇也
Truy:
trục dã 追逐也 Trục:
truy dã 逐: 追也
Đào:
vong dã 逃亡也 Vong:
đào dã 亡: 逃也
Đãi: sĩ
dã 待: 竢也 Sĩ: đãi dã 竢: 待也
- Hai từ có nghĩa phái sinh tương đồng
Ví dụ như:
Nghĩa gốc
của chữ 才 (tài) là cây cỏ mới mọc, còn nghĩa gốc của chữ 材 (tài) là gỗ, vật liệu gỗ. Trong Thuyết văn giải tự 说文解字 ghi rằng:
Tài, thảo mộc chi sơ dã
才, 草木之初也
(Tài là cây cỏ mới mọc)
Còn với
chữ 材:
Tài, mộc đĩnh dã
材, 木梃也
(Gỗ từ cành cây thẳng)
Hai nghĩa gốc hoàn toàn không giống nhau. Nhưng chữ 才 có nghĩa phái sinh là “tài năng”, chữ 材 cũng có nghĩa phái sinh là “tài năng”, nghĩa phái
sinh của hai từ tương đồng.
Nghĩa gốc
của chữ 城 (thành) là tường thành, nghĩa gốc của chữ 市 (thị) là chợ, nghĩa gốc của hai từ không giống nhau.
Nhưng nghĩa phái sinh của chúng đều chỉ nơi mà tập trung nhiều người tức “thành
trấn”, sau cấu thành từ phức âm “thành thị” 城市.
- Nghĩa gốc của từ A và nghĩa phái sinh của từ
B tương đồng
Ví dụ như:
Nghĩa gốc
của chữ 官 (quan) là phủ quan, nghĩa gốc của chữ 吏 (lại) là người cai trị người khác. Nhưng từ 官 có nghĩa phái sinh là “quan viên”, tương đồng với
nghĩa gốc của từ 吏. Trong Thuyết
văn giải tự 说文解字 ghi rằng:
Quan, lại sự quân dã.
官, 吏事君也
(Quan là người phụng sự quân vương trị lí muôn dân)
Cách giải thích này e là không chính xác. Dương Thụ Đạt 杨树达 trong Tích vi cư tiểu học kim thạch luận tùng 积微居小学金石论丛 viết
rằng:
Chữ 官 có bộ 宀 (miên), phàm những chữ có bộ宀 đều có nghĩa liên quan đến phòng ốc. Dưới chữ 官 có chữ “đôi” 阜 (không có chữ 十 ở dưới - ND), tượng trưng những “xá” 舍 chung quanh “lư” 庐 (nhà tranh),
chỉ chỗ ở của lại, về sau dùng để gọi quan chức. Trong Chu lễ 周礼, “quan phủ” 官府đều được gọi chung, đây là nghĩa gốc của từ.
Trong Thuyết văn giải tự 说文解字 giải thích chữ
吏:
Lại, trị nhân giả dã
吏, 治人者也
(Lại là người cai trị người khác)
Cách giải
thích này là đúng.
Nghĩa gốc
của chữ 坠 (truỵ) là từ cao rơi xuống, nghĩa gốc của chữ 落 (lạc) là cây cối rụng lá, dẫn đến nghĩa rơi rớt của
các vật thể, nghĩa gốc của chữ 坠 và nghĩa phái sinh của
落 tương đồng.
Đối với
hai tình huống sau. Trong Thuyết văn giải tự nhìn chung không nói đến, người đời
sau khi biên soạn sách thường nói rõ, nhưng dùng từ có thể không như nhau, phải
tự suy nghĩ lĩnh hội.
Sự
phong phú của từ đồng nghĩa là một trong những tiêu chí phát triển của ngôn ngữ. Một mặt nó có thể cung cấp cho chúng
ta những từ khác nhau để biểu đạt ý nghĩa đại để tương đồng, tránh sự đơn điệu
khô cứng trong lúc hành văn; mặt khác nó lại có thể cung cấp cho chúng ta chọn
lựa những từ thích hợp trong những từ đại để tương đồng nhưng có sự sai biệt
tinh tế, nhằm tăng cường tính chuẩn xác khi biểu đạt. Từ đồng nghĩa trong Hán
ngữ cổ vô cùng phong phú, nhiều tác giả ưu tú đã lợi dụng sức biểu hiện của từ
đồng nghĩa viết ra những tác phẩm ưu mĩ. Để lí giải cổ văn một cách chính xác,
hiểu được thâm ý trong đó, chúng ta cần phải nắm vững một số lượng lớn từ đồng
nghĩa, vừa nắm được điểm chung của chúng, vừa hiểu được sự sai biệt tinh tế của
chúng.
Huỳnh Chương Hưng
Quy
Nhơn 15/4/2015
Nguồn
CỔ HÁN NGỮ TỐC THÀNH ĐỘC BẢN
古汉语速成读本
Biên soạn: Lưu Khánh Nga 刘庆俄
Trung Hoa thư cục, 2005