Dịch thuật: Tính danh

TÍNH DANH

          Thời thượng cổ có tính có thị . Tính là một loại tộc hiệu, thị là phân chi của tính. Có không ít những tính cổ như Khương , Cơ , Diêu , Doanh , Tự … đều có bộ “nữ” bên cạnh. Điều này cho thấy tiên dân đã từng trải qua xã hội mẫu quyền. Về sau do bởi con cháu ngày càng đông, một tộc phân thành một số phân chi tản ra cư trú các nơi, mỗi chi có một xưng hiệu đặc thù làm tiêu chí, đó chính là thị. Ví dụ như nói tổ tiên người Thương là tính Cơ , sau phân thành các thị như Ân , Thời , Lai , Tống , Không Đồng 空同. Như vậy, tính trở thành tộc hiệu vốn có, thị trở thành tộc hiệu hậu khởi. Trong Thông giám – Ngoại kỉ 通鑑 - 外紀 có ghi:
Tính giả thống kì tổ khảo chi sở tự xuất, thị giả biệt kì tử tôn chi sở tự phân
姓者統其祖考之所自出, 氏者別其子孫之所自分
(Tính là để hợp các tổ khảo từ đó mà có, thị là để phân biệt con cháu từ đó phân ra)
Có thể thấy tính và thị vừa có sự khu biệt vừa có sự liên hệ.
Chế độ tính thị và chế độ phong kiến, chế độ tông pháp đời Chu có mối liên hệ mật thiết. Quý tộc có tính thị, bình dân không có tính thị. Con gái của quý tộc xưng tính, con trai xưng thị, đây do bởi thị dùng để “làm rõ sang hèn”, tính dùng để “phân biệt hôn nhân”, tác dụng của cả hai khác nhau.
Chu vương thất cùng với các phong quốc cùng tính như các nước: Lỗ , Tấn , Trịnh , Vệ , Ngu , Quắc , Ngô , Yên đều tính Cơ ; các phong quốc khác tính như: Tề tính Khương , Tần tính Doanh , Sở tính Mị , Tống tính Tử , Việt tính Tự v.v… Thời thượng cổ nếu cùng tính thì không được kết hôn, tính của phụ nữ quý tộc quan trọng hơn so với danh. Con gái đợi lấy chồng nếu muốn để phân biệt thì thêm Mạnh (Bá ), Trọng , Thúc , Quý trước tính, biểu thị thứ hạng. Ví dụ:
          Mạnh Khương, , Trọng Tử , Thúc, Quý Mị .
          Sau khi xuất giá, nếu muốn để phân biệt thì dùng mấy cách sau:
          1- Trước tính là tên nước mà mình sinh ra hoặc thị. Ví dụ:
          Tề Khương , Tấn, Tần Doanh , Trần Quy , Quốc Khương .
          2- Được gã cho quốc quân nước khác, trước tính thêm tên nước mà người phối ngẫu được thụ phong. Ví dụ:
          Tần, Nhuế Khương , Tức Quy , Giang Mị
          3- Được gã cho khanh đại phu nước khác, trước tính thêm tên ấp hoặc thị của người phối ngẫu. Ví dụ:
          Triệu (vợ Triệu Suy 趙衰), Khổng (vợ Khổng Ngữ 孔圉), Tần (vợ Tần Thuyên 秦遄), Đường Khương (vợ Đường Công 棠公; Đường là tên ấp)
          4- Sau khi mất trước tính thêm thuỵ hiệu của người phối ngẫu hoặc của mình. Ví dụ:
          Khương (vợ Trịnh Vũ Công 鄭武公), Chiêu (vợ Tề Chiêu Công 齊昭公), Cung (vợ Tống Cung Công 宋共公), Kính Doanh (phi của Lỗ Văn Công 魯文公, Văn Khương (vợ Lỗ Hoàn Công 魯桓公), Tề Quy (mẹ Lỗ Chiêu Công 魯昭公)
          Tình hình của thị tương đối phức tạp. Chư hầu lấy tên nước mà mình được thụ phong làm thị (1). Ví dụ:
          Trịnh Tiệp (Trịnh Văn Công 鄭文公), Thái Giáp Ngọ 甲午 (Thái Trang Công 蔡莊公), Tề Hoàn (Tề Linh Công 齊靈公), Tống Vương Thần 王臣 (Tống Thành Công 宋成公)
          Khanh đại phu cùng hậu duệ của mình thì lấy tên ấp được thụ phong làm thị. Ví dụ:
          Khuất Hoàn , Tri Oanh , Dương Thiệt Xích 羊舌, Giải Hồ
          Hoặc lấy tên đất nơi mình ở làm thị. Ví dụ:
          Đông Môn Tương Trọng 東門襄仲, Bắc Quách北郭, Nam Cung Kính Thúc 南宮敬叔, Bách Lí Mạnh Minh Thị 百里孟明視.
          Hoặc lấy quan danh làm thị. Ví dụ:
          Bốc Yển , Chúc Đà , Tư Mã Ngưu 司馬, Nhạc chính Khắc 樂正.
          Người xưa còn lấy tên tự hoặc thuỵ hiệu của tổ tiên làm thị. Ví dụ:
          Khổng Khâu (đời sau của Tống Công Tôn Gia 宋公孫嘉, Gia có tên tự là Khổng Phủ 孔父)
          Trọng Tôn Duyệt 仲孫 (đời sau của Lỗ công tử Khánh Phủ慶父, Khánh Phủ có tên tự là Trọng )
          Thúc Tôn Đắc Thần 叔孫得臣 (đời sau của Lỗ công tử Nha, Nha có tên tự là Thúc )
          Quý Tôn Phì 季孫 (đời sau của Lỗ công tử Hữu , Hữu có tên tự là Quý )
          Trang Tân (đời sau của Trang Tân Vương 莊辛王)
          Ngoài ra còn lấy nghề nghiệp làm thị, như Vu , Đào , Chân
                                                                      (còn tiếp)

Chú của nguyên tác
1- Ở đây theo thuyết cũ. Cố Viêm Vũ 顧炎武 trong Đình Lâm văn tập 亭林文集 quyển 1, mục Nguyên tính 原姓 cho rằng: quốc quân không có thị, không xưng thị mà là xưng quốc.
                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                         Quy Nhơn 14/3/2015
Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 3)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.
Previous Post Next Post