TÍNH DANH
(tiếp theo)
Thứ 1:
thời thượng cổ khi xưng hô phụ nữ có thể thêm chữ “thị” 氏 sau tính. Ví dụ Vũ Khương 武姜được
xưng là Khương thị 姜氏; Kính Doanh 敬嬴 được xưng là Doanh
thị 嬴氏; Li Cơ 驪姬 được xưng là Cơ thị 姬氏
v.v…
Thứ 2:
trong một số tình huống, tộc và thị là từ đồng nghĩa. Trong Xuân Thu Thành Công thập tứ niên 春秋成公十四年 có câu:
Thúc Tôn Kiều Như như Tề nghịch nữ
叔孫僑如如齊逆女
(Thúc Tôn Kiều Như sang nước Tề đón dâu)
Ở Tả truyện 左傳 nói:
Xưng tộc, tôn quân mệnh
稱族, 尊君命
(Xưng tộc là tôn mệnh vua)
Ở Xuân Thu 春秋, đoạn dưới có nói:
Kiều Như dĩ phu nhân phụ Khương chí tự Tề
僑如以夫人婦姜氏至自齊
(Kiều Như đưa phu nhân Khương thị từ Tề về)
Ở Tả truyện 左傳 nói:
Xả tộc, tôn phu nhân dã
舍族, 尊夫人也
(Bỏ tộc là để tôn trọng phu nhân)
Gọi là
tộc ở đây, chỉ việc xưng Thúc Tôn 叔孫, bỏ tộc không xưng
Thúc Tôn, có thể thấy “tộc” chính là “thị”. Trong Chiến Quốc sách – Tần sách 戰國策 - 秦策 chép
rằng:
Tích giả Tăng tử xứ Phí, Phí nhân hữu dữ
Tăng Tử đồng danh tộc giả nhi sát nhân.
昔者曾子處費, 費人有与曾子同名族者而殺人
(Xưa
Tăng Tử ở đất Phí, có người ở đất phí cùng tên họ với Tăng Tử giết người)
Tộc ở
đây có ý nghĩa là thị.
Thứ 3:
sau thời Chiến Quốc, người ta lấy thị làm tính, tính và thị dần hợp làm một, đời
Hán thông gọi là tính (1), đồng thời từ thiên tử cho đến thứ nhân đều
có thể có tính.
Thứ 4:
đời sau có những phức tính không phải của Hán tộc. Ví dụ như: Trưởng Tôn 長孫, Vạn Sĩ 万俟, Vũ Văn 宇文, Mộ Dung 慕容, Hạ Lan 賀蘭, Độc Cô 獨孤, Thác Bạt 拓跋, Uất Trì 尉遲, Hô Diên呼延, Ngốc Phát 禿髮, Khất Phục 乞伏, Bộc Cố 僕固, Ca Thư 哥舒 v.v…
Người
xưa có danh có tự. Thuyết cũ cho rằng, đứa bé sau khi sinh được 3 tháng sẽ do
phụ thân đặt tên. Con trai đến 20 tuổi thành nhân khi cử hành “quán lễ” 冠禮 (lễ buộc tóc đội mũ) sẽ đặt tự; con gái đến 15 tuổi
có thể lấy chống sẽ cử hành “kê lễ” 笄禮 (lễ buộc tóc cài
trâm) đặt tự. Danh và tự có liên hệ về ý nghĩa. Ví dụ: Khuất Nguyên 屈原, danh là Bình 平,
tự là Nguyên 原. Trong Nhĩ nhã
– Thích địa 爾雅 - 釋地 có ghi:
Quảng bình viết nguyên
廣平曰元
(Đất rộng mà bằng phẳng gọi là nguyên)
Nhan Hồi
顏回 tự là Tử Uyên 子淵.
Trong Thuyết văn 說文 có ghi:
Uyên, hồi thuỷ dã
淵回水也
(Uyên là nước xoay tròn)
Có lúc
danh và tự là từ đồng nghĩa. Ví dụ: Tể Dư 宰予
tự là Tử Ngã 子我; Phàn Tu 樊須 tự là Tử Trì 子遲 (Tu và trì đều có nghĩa là đợi). Có lúc danh và tự là
từ phản nghĩa. Ví dụ: Tăng Điểm 曾點 tự là Tích 皙. Trong Thuyết
văn 說文 có ghi:
Điểm, tiểu hắc dã
點, 小黑也
(Điểm là chấm đen nhỏ)
Dẫn đến nghĩa là “ô” 汙
(dơ). Còn “tích” 皙 có nghĩa là sắc người trắng. Đôi khi chúng ta không
nhìn thấy mối liên hệ giữa danh và tự, điều này chủ yếu là do bởi ngữ nghĩa biến
đổi.
Đời Chu , trước tên tự của đàn ông quý tộc thêm Bá, Trọng, Thúc,
Quý để biểu thị thứ bậc, sau tự thêm chữ 父
hoặc 甫 để biểu thị giới tính, như vậy cấu thành cách gọi đầy
đủ tự của đàn ông. Ví dụ:
Bá Cầm Phủ 伯禽父, Trọng Sơn
Phủ 仲山甫,
Trọng Ni Phủ 仲尼父, Thúc Hưng
Phủ 叔興父.
Có lúc tỉnh lược chữ 父
(甫). Ví dụ:
Bá Cầm 伯禽, Trọng Ni 仲尼, Thúc Hướng 叔向, Tử Lộ 子路
Có lúc
bỏ thứ bậc. Ví dụ:
Cầm Phủ 禽父, Ni Phủ 尼父, Vũ Phủ 羽父
Có lúc
lấy thứ bậc làm tự. Ví dụ:
Quản Di
Ngô 管夷吾 tự là Trọng 仲, Phạm Thư 范雎 tự là Thúc 叔, Lỗ công tử Hữu 友 tự là Quý 季.
Nhưng
tình huống này tương đối ít thấy.
Đời Chu , trước tên tự của phụ nữ quý tộc thêm tính, trước
tính thêm Mạnh (Bá), Trọng, Thúc, Quý biểu thị thứ bậc, sau tự thêm “mẫu” 母 hoặc “nữ” 女 để biểu thị giới
tính, như vậy cấu thành cách gọi đầy đủ tự của phụ nữ. Ví dụ:
Mạnh Nhâm Xa Mẫu 孟妊車母, Trọng Cật
Nghĩa Mẫu 中姞義母 v.v…
Có lúc
tỉnh lược chữ 母, ví dụ như Quý
Cơ Nha 季姬牙
Có lúc tỉnh lược thứ bậc, ví dụ
Cơ Nguyên Mẫu 姬原母
Có lúc
đơn xưng “….. Mẫu” hoặc “….. Nữ”, ví dụ Thọ Mẫu 壽母,
Bạch Nữ 帛女
Nhưng
thường thấy nhất là trước tính là thứ bậc, ví dụ như Mạnh Khương 孟姜, Thúc Cơ 叔姬, Quý Mị 季羋 v.v…
Thời
Xuân Thu phương thức phổ thông nhất mà đàn ông đặt tự là trước tự thêm chữ “tử”
子, đây là do bởi “tử” là từ tôn xưng đàn ông. Ví dụ:
Tử Sản 子產 (Công Tôn Kiều 公孫僑), Tử Phạm 子犯
(Hồ Yển 狐偃), Tử Tư 子胥 (Ngũ Viên 伍員), Tử Uyên 子淵 (Nhan Hồi 顏回), Tử Hữu 子有 (Nhiễm Cầu 冉求), Tử Hạ 子夏 (Bốc Thương 卜商), Tử Ngã 子我 (Tể Dư 宰予), Tử Cống 子貢 (Đoan Mộc Tứ 端木賜)
Chữ “tử”
này thường tỉnh lược, xưng trực tiếp là Nhan Hồi, Nhiễm Hữu, Tể Ngã v.v… (còn tiếp)
Chú của
nguyên tác
1- Cố Viêm Vũ 顧炎武
trong Nhật tri lục 日知錄 quyển 23, Tiền
Đại Hân 錢大昕 trong Thập Giá
Trai dưỡng tân lục 十駕齋佯養新錄 quyển 12, điều Tính
thị 姓氏 cho rằng:
Cái Tam đại dĩ tiền, tính dữ thi phân,
Hán Nguỵ dĩ hậu, tính dữ thị hợp
蓋三代以前, 姓與氏分; 漢魏以後, 姓與氏合
(Từ thời Tam đại trở về trước,
tính và thị phân biệt, từ thời Hán Nguỵ trở về sau, tính và thị hợp lại.)
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 15/3/2015
Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 3)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật