Dịch thuật: Phương thức tu từ "tàng từ" ở câu đối

PHƯƠNG THỨC TU TỪ “TÀNG TỪ” Ở CÂU ĐỐI

          Đem một từ tổ nào đó trong sách vở tách ra. ẩn giấu từ biểu thị ý chính, trong 2 câu trên dưới dùng những từ ngữ khác để thay thế, phương thức tu từ này gọi là “tàng từ” 藏词. Như:
Yếu tương thiết chử ma thành khí
Hảo bả kim châm độ dữ nhân
要将铁杵磨成器
好把金针度与人
          Đây là cặp đối ở tiệm bán kim chỉ thời trước. Vế trên, điển xuất từ câu chuyện “Lí Bạch 李白 lúc nhỏ đọc sách, đọc chưa xong đã bỏ đi chơi. Giữa đường gặp một bà lão đang mài cây gậy sắt. Lí Bạch hỏi mài để làm gì, bà lão đáp rằng: “mài thành cây kim”. Lí Bạch cảm động liền quay về học.”
          Tục ngữ có câu:
Chỉ yếu công phu thâm, thiết chử ma thành châm
只要功夫深, 铁杵磨成针
(Chỉ cần bỏ công sức ra nhiều thì gậy sắt cũng có thể mài thành kim)
          Ở đây cố ý giấu chữ (châm: kim) biểu thị ý chính.
          Vế dưới, điển xuất từ 2 câu trong Luận thi 论诗 của Nguyên Hiếu Vấn 元好问:
Uyên ương tú bãi tùng giao khán
Mạc bả kim châm độ dữ nhân
鸳鸯绣罢从教看
莫把金针度与人
(Hình đôi chim uyên ương đã thêu xong đem cho mọi người thưởng thức
Nhưng không thể đem cách thêu chỉ lại cho người khác)
Có truyền thuyết rằng: cô con gái của Trịnh Khản 郑侃 là Thái Nương 采娘 vào tối mồng 7 tháng 7 cúng Chức Nữ 织女, Chức Nữ ban cho một cây kim, hướng dẫn cô xỏ chỉ, từ đó tay nghề thêu của cô ngày càng cao siêu.
          Ở đây cố ý giấu chữ 线 (tuyến: sợi chỉ)
          Trong cặp đối dán nơi cửa tiệm bán kim chỉ, giấu đi 2 chữ (châm) và 线 (tuyến), càng khiến người ta chú ý đến.

                                                                   Huỳnh Chương Hưng
                                                                   Quy Nhơn 27/3/2015

Nguồn
TRUNG HOA ĐỐI LIÊN TẢ TÁC
中华对联写作
Tác giả: La Duy Dương 罗维扬
Trường Sa: Nhạc Lộc thư xã, 2004
Previous Post Next Post