Ảnh: Từ đường Lê Đại Cương (Cang)


Từ đường 


Chính trị đại gia 
(Bảo Đại năm thứ 15)


Gian thờ 


Mặt tiền từ đường 


Cổng vào 


Toàn cảnh phía trước từ đường 

Từ đường Lê Đại Cương (Cang)
Thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
(chụp ngày 22/3/2015)


LÊ ĐẠI CƯƠNG
黎大綱
(1771 - 1847) 
          Lê Đại Cương tự Thống Thiện 統善, hiệu Kì Phong 奇峯, sinh năm Tân Mão (năm 1771), tại thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Thuỷ tổ là Lê Công Triều 黎公朝, người phường Hà Tân 河津, huyện Kì Hoa 奇華, phủ Hà Hoa 河華, thừa tuyên Nghệ An 乂安, theo chúa Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp tại phường Trung An 中安, xã Đệ Dương 棣楊, huyện Bồng Sơn 蓬山, phủ Hoài Ninh 懷寧. Con Lê Công Triều là Lê Công Ái 黎公愛cưới vợ ở thôn Phú Quý 富貴, thuộc thời Đôn 時敦, huyện Tuy Viễn 綏遠 rồi sống tại quê vợ. Lê Đại Cương là cháu đời thứ 5 của Lê Công Ái.
          Phụ thân Lê Đại Cương là Hàn lâm viện thị độc học sĩ, tên huý là Hậu , tự Thiệu Long 紹隆, mẫu thân là Cung nhân Nguyễn Thị Quản 阮氏琯.
           Năm 31 tuổi , Lê Đại Cương được Quận công Nguyễn Huỳnh Đức 阮黃德 và Hình bộ Tham tri Nguyễn Hoài Quỳnh 阮懷瓊 tiến cử, giữ chức Tri huyện Tuy Viễn 綏遠. Từ đó ông lần lượt giữ các chức như:
          Binh bộ thiêm sự (1810)
          Hiệp trấn Sơn Tây (1822,  Cai bạ Quảng Nam, Cai bạ Vĩnh Long
          Hình bộ thị lang  (1827), sau thăng Tham tri kiêm lãnh Hình tào
          Quyền giữ ấn Tổng trấn Bắc thành (1831)
          Binh bộ thượng thư, kiêm Đô sát viện Hữu đô ngự sử (1831)
          Tổng trấn 3 tỉnh Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang (1831)
          Tổng đốc 2 tỉnh An Giang Hà Tiên, kiêm giữ ấn bảo hộ Cao Miên (1832)
          Năm Minh Mạng thứ 14 (năm 1833), xảy ra sự biến thành Phiên An, ông bị  cách chức cho làm “đới lãnh binh dũng quân tiền hiệu lực”. Một tháng sau, ông lại được phục chức, làm Binh bộ viên ngoại lang, kiêm Phó lãnh binh, rồi thăng Án sát sứ, Bố chính sứ kiêm Lãnh binh.
          Lê Đại Cương có công giúp Phiên vương chống lại quân Xiêm, thu hồi lại lãnh thổ cho Phiên vương, nên năm Minh Mạng thứ 16 (1835), sau khi Phiên vương qua đời, ông được giao làm Trấn tây Tham tán đại thần, kinh lí địa hạt của đất Phiên.
          Đến lúc tuổi cao, Lê Đại cương xin được từ quan nhưng không được, vua phê  cho 4 chữ “Lão đương ích tráng” 老當益壯.
          Theo Lộc Xuyên Đặng Quý Địch, khi dân bản xứ nổi lên chống lại, giết hại nhiều người, ông bị cách chức đến phục vụ tại quân thứ Hải Dương ở đạo Trà Gi với tư cách lính trơn. Tại Trà Gi ông lại bị Trương Minh Giảng dâng sớ hạch ông về tội lạm quyền, Minh Mạng kết án ông, ông bị giải về kinh rồi bị hạ ngục.
          Tháng Giêng năm Thiệu Trị thứ nhất tức năm Tân Sửu 1841, Lê Đại Cương được phục hàm Điển bộ lo việc ngoại giao, vì ông là người duy nhất hiểu thể lệ. Đến tháng 7 , thăng Bố chính Hà Nội, bấy giờ đã 70 tuổi, ông xin về hưu.
          Tại quê nhà, Lê Đại Cương lập một ngôi chùa đặt tên là Giác Am (nay là chùa Bảo Thọ), làm nơi tu tập, lấy đạo hiệu là Giác Am cư sĩ.
          Lê Đại Cương mất năm Đinh Mùi (năm 1847) tại chùa Giác Am, thọ 76 tuổi.
          Tác phẩm để lại có Nam hành, Tục Nam hành, Tỉnh Ngu tập.
         

          (Theo Lê thị gia phả bản dịch của Huỳnh Chương Hưng và Lê Đại Cang của Lộc Xuyên Đặng Quý Địch được in trong quyển Lê Đại Cang và Lê thị gia phả, Nxb Dân trí, 2011.

Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/3/2015
Previous Post Next Post