NGUỒN GỐC SÔNG NÚI QUẾ LÂM
Ngày
xưa, vùng Quế Lâm 桂林 không có núi cũng không có sông, dân cư không đông,
quế chẳng thành rừng. Lúc bấy giờ địa danh Quế Lâm còn chưa có.
Thế
thì, vùng Quế Lâm này tại sao có quế mọc thành rừng? tại sao có non xanh nước
biếc nổi tiếng khắp thiên hạ? Việc này phải bắt đầu nói từ hội bàn đào của
Vương Mẫu nương nương 王母娘娘.
Hội bàn
đào của Vương Mẫu nương nương sau khi bị Tôn Ngộ Không 孙悟空
quậy phá khiến tiệc không thành, bốn vị tiên nữ đại danh đỉnh đỉnh trên trời là
Thường Nga 嫦娥, Chức Nữ 织女, Ma Cô 麻姑 và Nguyên Nữ 元女rủ
nhau ôm lấy phong cảnh của Dao Trì 瑶池 mà đi. Trên đường
chỉ thấy núi tiên gác quỳnh, cây ngọc hoa bạc, ao trời sen nở đầy, chim loan
chim phụng cùng hót vang cả một thắng cảnh cõi tiên. Ma Cô đột nhiên nói:
Đi một vòng, Dao Trì chẳng qua như thế. Dựa
vào pháp lực của chúng ta, cũng có thể tạo ra được.
Thường
Nga liền tán đồng:
Nói đúng đấy, sao chúng ta không tìm địa điểm
để mỗi người thi triển pháp lực tạo ra Dao Trì.
Nguyên
Nữ nói một cách dè dặt:
Xúc phạm đến điều lệ của thiên đình không phải
là chuyện đùa đâu.
Chức Nữ
hiến kế:
Vậy chúng ta đến nhân gian, cách xa chốn thị
phi này.
Thường
Nga nói:
Chúng ta chia nhau xuống hạ giới, mỗi người
tạo một khu vườn, xem thử kĩ thuật của ai cao.
Ba vị
tiên nữ nghe qua liền vỗ tay tán thưởng. Vì thế họ bàn định, xem ai trong 3
ngày có thể tạo ra lâm viên đẹp nhất chốn nhân gian.
Ngày đầu
tiên qua đi, Ma Cô chọn được một nơi mà nay thuộc huyện Lộ Nam 路南 tỉnh Vân Nam 云南, và đã tạo ra Vân Nam Thạch Lâm云南石林, có thể gọi là “Thiên hạ đệ nhất kì quan” 天下第一奇观. Ma Cô vô cùng vui mừng.
Ngày thứ
hai qua đi, Chức Nữ chọn được một nơi mà nay gọi là Hàng Châu 杭州, và đã tạo ra thắng cảnh Tây hồ 西湖. Chức Nữ không ngăn nỗi nụ cười tươi như hoa.
Ngày thứ
ba, Nguyên Nữ chọn được một nơi mà sau này gọi là Lạc Dương 洛阳. Cây phất trần vung lên, tạo ra Long Môn thạch quật 龙门石窟, tay ngọc vừa chỉ, khắp mặt đất trổ đầy hoa mẫu đơn
tươi đẹp, ung dung phú quý. Nguyên Nữ rất vừa lòng với tác phẩm của mình.
Duy chỉ
có Thường Nga, xuống trần đã 3 ngày mà chưa chọn được nơi vừa ý. Thấy thời gian
không còn nhiều, Thường Nga lo lắng liền bay về phía nam. Khi tới một nơi mà
nay gọi là Quế Lâm 桂林, chỉ thấy một vùng đất hoang, không sông không núi,
cuộc sống của bách tính vô cùng cực khổ. Thường Nga bất giác động lòng trắc ẩn.
Vì thế
từ trong cung trăng, Thường Nga đem cây quế xuống trồng. Tay
áo tiên phất lên, quế được trồng khắp nơi. “Quế lâm, quế lâm, quế thụ thành
lâm” 桂林, 桂林, 桂树成林. Sau đó mới có địa danh “Quế Lâm” này. Thường Nga lại
cưỡi mây ngũ sắc đến chỗ núi cao nơi phía bắc, hướng đến cả dãy núi thổi một
làn khí, từng ngọn núi lập tức biến thành những con tuấn mã. Thường Nga cưỡi
lên con tuấn mã dẫn đầu, bầy ngựa ngoan ngoãn hướng về phía nam đi theo. Trải
qua đoạn đường dài gian nan vất vả, cuối cùng đã đưa bầy ngựa đến được Quế Lâm.
Dựa
theo đồ án do tự mính thiết kế, Thường Nga biến bầy ngựa thành núi đá, đồng thời
xếp đặt rất khéo: nơi đây 3 ngọn, nơi kia 5 chòm, bên đông một ngọn núi lớn,
bên tây một hàng núi nhỏ. Ngày nay chúng ta thấy Hầu sơn 猴山 cao cao chính là con ngựa dẫn đầu năm đó, còn Mã Yên
sơn 马鞍山chính là yên ngựa mà Thường Nga ngồi lên năm đó …..
Những
con ngựa đá đó dường như cũng lĩnh hội được tâm ý của Thường Nga, biến thành những
ngọn núi cao cao với những tư thế lạ thường. Trên núi mọc đầy cây xanh, rợp đầy
bóng mát. Núi ở Quế Lâm càng ngày càng đẹp càng kì lạ. Thường Nga sắp xếp núi
đá khiến các đỉnh núi ở Quế Lâm vươn cao, hang động thâm u, phối cùng rừng quế,
trở thành hoa viên rộng cả trăm dặm. Đáng tiếc là không có sông, so với Tây hồ ở
Hàng Châu rõ ràng chưa đủ đẹp, kém thua một bậc.
Thường
Nga muốn bắt chước Chức Nữ đến Dao Trì “mượn nước”, nhưng Vương Mẫu nương nương
đã sớm phát giác, bắt Chức Nữ giam lại, đồng thời sai thiên binh thiên tướng
canh giữ Dao Trì nghiêm nhặt; ngay cả Thiên hà to lớn kia cũng canh giữ nghiêm
đến mức một giọt nước cũng không lọt ra được.
Hôm đó
Thường Nga đang ở trong rừng quế ra sức tìm cách. Vừa lúc Nam Hải Quan Âm 南海观音 từ trên không đi qua, bị hấp dẫn bởi mùi hương hoa quế,
bèn theo mùi hương quan sát, nhìn thấy chốn này núi non kì lạ nhiều như rừng,
muôn hình vạn trạng, tinh xảo hơn cả thợ trời. Nam Hải Quan Âm không ngăn được
nỗi vui mừng hiện trên nét mặt, ngợi khen không dứt. Khi Nam Hải Quan Âm nhìn
khắp bốn bên, cũng cảm thán thốt lên:
Thiện tai! Thiện tai! Chỉ tiếc là thiếu
sông, khiến tổn hại nhiều linh khí.
Thường
Nga vừa nghe qua liền vội chạy đến trước mặt Bồ Tát nói rằng:
Đại sư nói rất đúng, con đang lo buồn về điều
đó.
Bồ Tát
nghe qua liền nói:
Điều đó có khó gì, chỉ cần con đào được con
đường dẫn nước từ giữa những ngọn núi, lấy nước trong tịnh bình của ta đổ vào,
sẽ có sóng nước xanh trong.
Thường
Nga nghe xong, nỗi lo phiền tiêu tan hết, mặt dần tươi lại, cảm tạ Quan Âm, nhận
tịnh bình, định đi đào con đường dẫn nước. Bồ Tát dặn Thường Nga, đến canh 5 nhất
định phải trả tịnh bình, nếu không sẽ bị đưa đến cung trăng không được dời nửa
bước.
Thường
Nga đáp ứng, giữa những ngọn núi chọn một con đường lí tưởng, hình thành đường
nước bao bọc lấy núi, phản chiếu cảnh đẹp. Tiếp đó, Thường Nga bay về cung trăng lấy cuốc, đào theo con đường đã
vạch ra. Một con đường dẫn nước không lớn không nhỏ đã xuất hiện như một kì
tích, quanh co uốn khúc. Sau khi Thường Nga từ Hưng An 兴安
đi qua Quế Lâm 桂林, khơi con đường dẫn nước đến Dương Sóc 阳朔 thì đã là canh tư. Hướng về phía nam nối thông với
thuỷ hệ Tây giang còn đến mấy trăm dặm nữa, không thể hoàn thành trước canh
năm. Nếu dào đến đây rồi dừng lại thì vùng phía nam Dương Sóc sẽ vĩnh viễn khô
hạn. Thường Nga trầm ngâm một hồi lâu.
Tiếng
gà gáy đã phá tan nỗi trầm ngâm của Thường Nga. Thường Nga bậm môi, quyết tâm mạo
hiểm, mở đường nước chảy theo hướng mà nay là Ngô Châu 梧州
.
Khi Thường
Nga mở đường dẫn nước phía bắc từ Hưng An thông đến Tây giang ở phía nam dài đến
mấy trăm dặm ngoằn ngoèo, bánh xe của thần mặt trời Hi Hoà 曦和 đã lên đến đông sơn. Thường Nga giật mình, vội vàng
đem nước từ tịnh bình đổ vào, một giòng nước mênh mông tuôn chảy, Quế Lâm trong
phút chốc lấp lánh ánh nước, muôn ngàn tư thái vô cùng xinh đẹp, biến thành một
nơi với núi sông đứng đầu trong thiên hạ.
Nhưng tịnh
bình của Quan Âm lúc này cũng mất đi pháp lực, từ Hưng An theo sóng nước xuôi
xuống, trôi đến đầm Đấu Kê 斗鸡 thì bất động. Từ
đó, tịnh bình hoá thành núi đá, chính là núi Tịnh Bình 净瓶
hiện nay. Quan Âm nổi giận, lệnh cho Thường Nga về trời. Khi bách tính ở Quế
Lâm chia tay Thường Nga, tiếng khóc vang xa trăm dặm, nước mắt tràn khắp giang
hà. Để ghi nhớ lần li biệt này, mọi người gọi sông này là Li giang 离江, người đời sau đổi lại viết là 漓江.
Sau khi
Thường Nga về lại cung, chỉ có thể tựa song nhìn xuống nhân gian, ngắm sông núi
Quế Lâm mà do tay mình kiến tạo. Có lúc ngăn không được nỗi buồn, nước mắt tuôn
rơi. Những giọt nước mắt đó rơi trên đất Quế Lâm, hình thành Dung hồ 榕湖 và Sam hồ 杉湖 xinh đẹp.
Từ đó về
sau, người Quế Lâm đời sau nối tiếp đời trước ra sức xây dựng, sông núi Quế Lâm
dần nổi danh khắp thiên hạ.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 01/02/2015
Nguyên tác Trung văn
QUẾ LÂM SƠN THUỶ ĐÍCH DO LAI
桂林山水的由来
Trong quyển
THANH THIẾU NIÊN TỐI HỈ HOAN ĐÍCH
THẦN THOẠI CỐ SỰ
青少年最喜欢的
神话故事
Tác giả: Ngô Cảnh Minh 吴景明
Diên Biên nhân dân xuất bản xã,
2002
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật