ĐỘNG VẬT CÁT TƯỜNG
PHỤNG HOÀNG
Phụng
hoàng 鳳凰 là linh vật của trời đất, đứng đầu trong bách điểu,
là “thuỵ điểu” 瑞鳥.
Mọi người
cho rằng phụng hoàng sinh trưởng ở một nước quân tử tại phương đông, bay lượn
ngoài bốn biển, chỉ cần phụng hoàng xuất hiện ở thế gian thì thiên hạ sẽ thái
bình vô sự. Phụng hoàng không ăn côn trùng, không ăn cỏ tươi, không sống thành
bầy, không loạn bay, không phải quả trúc thì không ăn, không phải suối thiêng
thì không uống, không phải cây ngô đồng thì không đậu lại. Khi quân đạo trong
sáng, chính sự thái bình, phụng hoàng mới bay đến thế gian.
Phụng
hoàng cùng với rồng cấu thành truyền thống văn hoá riêng của Trung Quốc. Trong
truyền thống này, rồng chỉ nam tính, phụng hoàng chỉ nữ tính. Thời cổ, rồng phụng
đi chung với nhau chỉ có thể tượng trưng hoàng hậu và hoàng đế. Về sau trong
hôn lễ, người ta vẽ một số đồ án “Long phụng trình tường” 龍鳳呈祥 nhằm mong ước vợ chồng có một cuộc sống hạnh phúc mĩ
mãn.
Phụng
hoàng được xem là thần vật trong thiên hạ, là linh điểu trong thiên hạ, ý nghĩa
cát tường của nó vô cùng phong phú. Như đồ án “Đan phụng triều dương” 丹鳳朝陽 chính là dấu hiệu báo trước điềm tốt lành; “Nghi phụng
đồ” 儀鳳圖 là bức hoạ vẽ một bầy chim vây quanh chim phụng hoàng
đang bay, ngụ ý uy đức của người hiền.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 01/01/2015
Nguyên tác Trung văn
CÁT TƯỜNG ĐỘNG VẬT LOẠI
PHỤNG HOÀNG
吉祥動物類
鳳凰
Trong quyển
CÁT TƯỜNG ĐÍCH TRUNG QUỐC
吉祥的中國
Bản công ti biên tập bộ biên soạn
Ngọc thụ đồ thư ấn loát hữu hạn công ti, năm Dân Quốc
thứ 90.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật