Dịch thuật: Nguồn gốc từ "trà" và từ "tea"

NGUỒN GỐC TỪ “TRÀ” VÀ TỪ “TEA”

          Tên gọi “ngoại tiêu trà” 外销茶 phải bắt đầu từ những ghi chép sớm nhất việc dùng vật đổi trà vào năm 475 khi đoàn thương nhân Thổ Nhĩ Kì 土耳其 theo đường bộ đến Mông Cổ 蒙古 hoặc đến vùng biên giới Hoa bắc. Cho nên hiện nay chỉ có từ “CHAI” của Thổ Nhĩ Kì vẫn còn bảo lưu cách phát âm “茶叶” (trà diệp) của vùng trung nguyên Trung Quốc. Với việc đối ngoại mậu dịch, âm “TAY” ( – trà) đã từ Hạ Môn 夏门 vùng Mân nam Trung Quốc xuất ra nước ngoài, thành những từ như: “TE” của Mã Lai Á, Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi, Đan Mạch …; từ “THEE” của Đức, Hà Lan; từ “THE” của Pháp, từ “TEA” của Anh, Mĩ cho tới tên khoa học là “THEA”; hoặc âm “CHA” của Quảng Đông thuộc Quảng Châu xuất ra nước ngoài, như âm “CHA” của Nhật Bản, Bồ Đào Nha; âm “TSA” của Việt Nam.
          Gọi là “ngoại tiêu trà” 外销茶 (trà tiêu thụ ở nước ngoài) và “nội tiêu trà” 内销茶 (trà tiêu thụ trong nước) chỉ là danh từ tương đối trong mậu dịch. “Nội tiêu trà” có thể “ngoại tiêu”, “ngoại tiêu trà” cũng có thể “nội tiêu”. Cho nên không thể lấy đó làm tiêu chuẩn phân loại.
          “Lục kinh” 六经của Trung Quốc không có ghi chép về chữ (trà), trước thời Đường, đa phần dùng chữ (đồ) để chỉ trà, những từ như “hoành” , “suyễn du” 荈游, “mính” , “sá” , “tuyển” đều là chữ giả tá của “trà” hoặc thổ âm các vùng; còn như “khổ trà” 苦茶, “qua lô” 瓜芦, “qua la” 过罗, “vật la” 物罗, cùng với từ “cao khánh” 高庆 mà hiện nay vẫn tồn tại tại tỉnh Vân Nam 云南, đều có khả năng là chữ khác của âm đọc từ tiếng Hồi. Đến thời Đường, Tô Cung 苏恭 khi tu đính Bản thảo 本草 (năm 656 – năm 660), mới viết chữ (trà), nhưng chính thức phổ biến dùng chữ (trà) phải tính từ khi Lục Vũ 陆羽 biên soạn quyển Trà kinh 茶经 (năm 780).
          Tại nước ngoài, bất luận là Thánh kinh hay trong những trứ tác của Sa Sĩ Tỉ Á 沙士比亚 (Shakespeare) đều không có chữ (trà). Mãi đến cuối thế kỉ 16, trong bản dịch sang tiếng Anh từ tác phẩm Lâm Kha Đăng du hành kí 林柯登斿行记 do Hà Lan xuất bản, bắt đầu gọi là Chaa, tuy vào năm 1606 người Hà Lan buôn bán trà Trung Quốc từ Áo môn 澳门 đến Trảo Oa 爪哇 (Java) (1), năm 1610 thông qua thuyền buôn chở trà đến châu Âu, nhưng mãi đến 1644 khi thương nhân Anh quốc sáng lập nghiệp vụ mậu dịch trà tại cảng Hạ Môn, mới dùng âm Te (Tay), thổ âm Hạ Môn của chữ , viết thành T-e-a.
          Trong việc phân loại thời kì đấu đối với trà Trung Quốc, cách tạo chữ và đặt tên rất có ý nghĩa, như chữ (nam) trong câu: Nam, khổ trà dã , 苦茶也 viết với chữ (mộc), do bởi những cây trà vùng Vân Nam 云南, Tứ Xuyên 四川 đều thuộc loại “kiều mộc” 乔木 (cây cao to). Nhưng sau khi truyền đến vùng Á nhiệt đới như Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan lại diễn biến thành loại A Tát Mẫu 阿萨姆 (Assam) (2) lá to, vị tương đối đắng và chát.
          Mính viết với bộ “thảo” là loại cây nhỏ, thấp, mọc thành bụi, lá nhỏ,  mọc vào mùa đông, chịu được lạnh, sinh trưởng vùng hàn đới hoặc ôn đới, vị đắng và chát tương đối ít. Tại Trung Quốc các tỉnh ở  khu vực Giang bắc, Giang nam, Đông nam, cùng Nhật Bản, Nga có thể trồng, thích hợp chế biến thành loại lục trà 绿茶 và thanh trà 青茶.
          Có thể thấy, bất luận là cách tạo chữ hoặc đặt tên cho thực vật của người Trung Quốc cổ đại đều rất phù hợp với khoa học.
          Vũ nhã 雨雅  là bộ từ điển bác vật sớm nhất của Trung Quốc, theo lời chú đương thời (năm 265 – năm 419):
Nam, khổ trà dã ….. Kim hô tảo thái vi trà , vãn thủ vi mính.
, 苦茶也 今呼早采为茶, 晚取为茗
(Nam là khổ trà ….. Nay gọi loại hái sớm là “trà”, loại hái muộn là “mính”)
có thể trà Trung Quốc gọi theo cách phân loại hái sớm.
          Sau khi trải qua những thi từ truyền tụng của văn nhân, trà cổ đại Trung Quốc càng truyền bá nhanh chóng, trở thành thức uống phổ cập đại chúng. Trương Tái (Tải) 张载, thi nhân đời Tuỳ (3), trong bài Đăng Thành Đô Bạch Thố lâu 登成都白菟楼  đã viết:
Phương trà quán lục thanh
Dật vị bá cửu khu  (4)
芳茶冠六清
溢味播九区
(Trà thơm đứng đầu cả lục thanh
Vị ngon truyền khắp cả cửu châu)
          Đến thời Đường, Bạch Cư Dị 白居易 đã ca tụng trà Mông Đính 蒙顶 của Tây Thục:
Cầm lí tri văn duy Lục thuỷ (5)
Trà trung cố cựu thị Mông sơn
琴里知闻唯淥水
茶中故旧是蒙山
(Trong những khúc đàn, nổi tiếng có khúc Lục thuỷ
Trong những loại trà, từng quen thuộc loại trà Mông sơn)
Đây là câu thơ ca tụng trà tương đối sớm.
  
Chú của người dịch
1- Trong nguyên tác in nhầm là Trảo Huề 爪畦.
2- A Tát Mẫu 阿萨姆: tức Assam, một bang ở đông bắc Ấn Độ, nơi đây có sản xuất loại hồng trà.
3- Trương Tái (Tải) 张载:  tác giả bài Đăng Thành Đô Bạch Thố lâu 登成都白菟楼  tự Mạnh Dương 孟阳là văn học gia thời Tây Tấn.
4- Hai chữ cuối ở câu đầu trong nguyên tác in nhầm là “lục tình” 六情, không phải “lục thanh” 六清.
          Lục thanh六清: tức “lục ẩm” 六饮 mà trong Chu lễ 周礼nói đến, chỉ 6  loại thức uống mà thiên tử dùng, gồm: thuỷ , tương , lễ , lương , y , di .
          Thuỷ : tức nước uống
          Tương : tức rượu có vị giấm
          Lễ : tức rượu ngọt
          Lương : tức rượu nhẹ, có nồng độ thấp
          Y : loại hỗn hợp gồm rượu ngọt với cháo lỏng
          Di : tức cháo lỏng.
          Nguồn http://www.chawenyi.com/chawenhua/1216
5- Hai câu này trong bài Cầm trà 琴茶 của Bạch Cư Dị 白居易.
          Trong nguyên tác, câu đầu là:
Cầm lí tri vi văn lục thuỷ
琴里知微闻綠水
Nhưng theo Bạch Cư Dị thi tập hiệu chú 白居易詩集校注, do Tạ Tư Vĩ 謝思煒 biên soạn, Trung Hoa thư cục xuất bản năm 2006, 2 câu đó như sau:
Cầm lí tri văn duy Lục thuỷ
Trà trung cố cựu thị Mông sơn
琴里知闻唯淥水
茶中故旧是蒙山
“Lục thuỷ” 淥水, viết với bộ không phải bộ như trong nguyên tác. “Lục thuỷ” tên một khúc nhạc cổ.
          Tôi theo Bạch Cư Dị thi tập hiệu chú 白居易詩集校注 sửa lại.

                                                            Huỳnh Chương Hưng
                                                           Quy Nhơn 13/01/2015

Nguyên tác Trung văn
“TRÀ” DỮ “Tea” ĐÍCH DO LAI
Tea的由来
Trong quyển
TRUNG QUỐC TRÀ VĂN HOÁ
中国茶文化
Tác giả: Kha Thu Tiên 柯秋先
Trung Quốc Kiện Tài công nghiệp xuất bản xã, 2006
Previous Post Next Post