Dịch thuật: Chữ "nâm" và chữ "tha" diễn biến như thế nào?

CHỮ “” VÀ CHỮ “” DIỄN BIẾN NHƯ THẾ NÀO?

          Chữ (nâm) trong Hán ngữ hiện đại là kính từ nhân xưng ngôi thứ 2. Nhưng thời cổ, chỉ là từ xưng hô thông thường, không hề có ý nghĩa đặc biệt tôn kính.
         Cũng có người cho rằng, là từ chữ (nhẫm) diễn hoá mà ra. thời cổ là từ thường dùng, mang ý nghĩa “như vậy”, “như thế”, có lúc cũng được mượn dùng làm đại từ nhân xưng ngôi thứ 2. Nhưng, không rõ nét nghĩa tôn kính.
          Chữ cùng tồn tại trong một thời gian dài. có thể biểu thị số nhiều. Văn học gia Từ Văn Trường 徐文长 thời Minh nói rằng:
Hai chữ 你们 hợp lại là .
          cũng có thể biểu thị số nhiều. Trong Ngũ đại sử bình thoại 五代史评话 có câu:
Nâm hài nhi môn thức cá thập ma!
您孩儿们识个什么!
(Mấy đứa nhỏ biết cái gì!)
          Về sau, cuối cùng người ta bỏ chữ , chỉ chuyên dùng chữ . Trong Hán ngữ hiện đại, việc chữ không thể thêm chữ để hợp thành 您们 để biểu thị số nhiều chính là nối tiếp từ thời cổ đại. Đến khi chữ từ chỉ số nhiều chuyển sang số ít mang ý nghĩa như chữ , nó đã biểu thị ý nghĩa tôn kính. Mấy chục năm lại đây, trong một số sách xuất hiện cách dùng 您们, nhưng trong khẩu ngữ lại không nói như thế, người ta vẫn quen dùng 您几位 biểu thị sự tôn kính không chỉ một người. Trong các cửa hàng, nhân viên phục vụ thường nói:
Nâm nhị vị tưởng mãi điểm thập ma?
 您二位想买点什么?
(Hai người các ông muốn mua gì?)

          Chữ (tha) trong Hán ngữ hiện là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba chỉ giới nữ. Nhưng vào thời cổ, âm đọc và hàm nghĩa của rất khác với hiện nay. Trong Khang Hi tự điển 康熙字典 có nói chữ là thể chữ cổ của chữ (tả). Chữ này rất ít người dùng, thuộc loại chữ lạ ít gặp; ngay cả Từ nguyên 辞源 xuất bản năm 1915 cũng không thu thập chữ này.
          Thời cổ, đại từ nhân xưng không có sự phân biệt giới tính. Thời Ngũ Tứ (1), người ta bắt đầu dùng chữ (y) làm đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 dành cho nữ. Nhưng (y) và (tha) có một số người không phân biệt được thường lẫn lộn, hơn nữa âm đọc trong khẩu ngữ cũng khác nhau, nên mọi người cảm thấy không tiện. Ngày 6 tháng 6 năm 1920, Lưu Bán Nông 刘半农 trong bài viết Tha tự vấn đề 她字问题 đã chỉ ra rằng:
          Trong văn tự Trung Quốc có cần một đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 âm tính? Nếu cần thì dùng chữ . Đề nghị này rất nhanh chóng được các giai tầng trong
xã hội tán đồng, nhân vì vừa khu biệt với biểu minh giới tính, lại phù hợp với tập quán khẩu ngữ, cho nên mọi người đều tiếp nhận.

Chú của người dịch
1- Thời Ngũ Tứ:
Ngũ Tứ 五四 chỉ phong trào yêu nước của quần chúng nhân dân Trung Quốc mà nòng cốt là thanh niên học sinh. Phong trào này phát sinh tại Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 dưới nhiều hình thức như bãi công, bãi thị, diễu hành thị uy …Đây là phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc phản đối triệt để chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phong kiến. 

                                                                  Huỳnh Chương Hưng
                                                                 Quy Nhơn 24/12/2014

Nguyên tác Trung văn
HOÀ “” THỊ NHƯ HÀ DIỄN BIẾN ĐÍCH
是如何演变的
Trong quyển
VĂN NGÔN VĂN TOÀN GIẢI
文言文全解
Chủ biên: Thẩm Diễm Xuân 沈艳春
            Đô Hưng Đông 都兴东
             Hà Thục Quyên 何淑娟
Cát Lâm Đại học xuất bản xã, 2003.
Previous Post Next Post