Dịch thuật: Mông Cổ ngữ


MÔNG CỔ NGỮ

          Người Nguyên lấy tiếng của nước họ đặt tên.
Hoặc lấy màu sắc, như:
Sát Hãn 察罕 là bạch
Cáp Thích 哈刺 là hắc
Tích Thích 昔刺 là hoàng (cũng viết là Thất Thích失刺)
Hốt Lan 忽兰 là hồng
Bột La 孛罗 là thanh (cũng viết là Bác La 博罗)
Khoát Khoát 阔阔 là xích thanh 赤青 (cũng viết là Khuếch Khuếch 扩廓)
Hoặc lấy số mục, như:
Đoá Nhi Biệt 朵儿别 là tứ (cũng viết là Xuyết Lí Ban 掇里班)
Tháp Mộc 塔木 là ngũ
Chỉ Nhi Ngoã Đãi 只儿瓦歹 là lục
Đoá La 朵罗 là thất
Nãi Man 乃蛮 là bát
Dã Tôn 也孙 là cửu
Cáp Nhi Ban Đáp 哈儿班答 là thập
Hốt Trần 忽陈 là tam thập 三十 (cũng viết là Cấp Sân 急嗔)
Nãi Nhan 乃颜 là bát thập 八十 (cũng viết là Nãi Yên 乃燕)
Minh An 明安 là thiên
Ngốc Mãn 秃满 là vạn
Hoặc lấy loại trân quý, như:
Án Đàn 按弹 là kim (cũng viết là A Lặc Đàn 阿勒坛)
Tốc Bất Thai 速不台 là châu (cũng viết là Toái Bất Đãi 碎不…)
Nạp Thất Thất 纳失失 là kim cẩm 金锦 (cũng viết là Nạp Thạch Thất 纳石失
Thất Liệt Môn 失列门 là đồng (cũng viết là Tích Thích Môn 昔刺门)
Thiếp Mộc Nhi 帖木儿 là thiết (cũng viết là Thiết Mộc Nhĩ 铁木尔, Thiếp Mục Nhĩ 帖睦尔)
Hoặc lấy hình tướng, như:
Nễ Đôn 你敦là nhãn (mắt)
Xích Cân 赤斤 là nhĩ (tai)
Hoặc lấy cát tường, như:
Bá Nhan 伯颜 là phú
Chỉ Nhi Cáp Lãng 只儿哈朗 là khoái lạc 快乐 (cũng viết là Chỉ Nhi Cáp Lang 只儿哈郎)
A Mộc Hốt Lang 阿木忽郎 là an
Tái Nhân 赛因 là hảo
Dã Khắc 也克 là đại
Miệt Nhi Can 蔑儿干 là đa năng 多能 (cũng viết là Mặc Nhĩ Kiệt 默尔杰)
Hoặc lấy động vật, như:
Bất Hoa 不花 là cổ ngưu 牯牛 (trâu đực) (cũng viết là Bổ Hoá 补化)
Bất Hốt 不忽 là lộc 鹿 (hươu) (cũng viết là Bạch Hốt 白忽)
Ba Nhi Tư 巴而思 là hổ
A Nhĩ Tư Lan 阿尔思兰 là sư tử 师子
Thoát Lai 脱来 là thố (thỏ) (cũng viết là Thảo Lai 讨来)
Hoả Nễ 火你 là dương (dê)
Tích Bảo 昔宝 là ưng
Ngang Cát Nhi 昂吉儿 là uyên ương 鸳鸯.
Hoặc lấy bộ tộc, như:
Mông Cổ Thai 蒙古台, Đường Ngột Thai 唐兀台, Tốn Đô Thai 逊都台
Ung Cát Thích Đãi 瓮吉刺歹, Ngột Lương Cáp Đãi 兀良哈歹, Tháp Tháp Nhi Đãi 塔塔儿歹, Diệc Khất Liệt Đãi 亦乞列歹, Tán Truật Đãi 散术歹 (cũng viết là Tác San Trúc Thai 作珊竹台.
Túc Lương Hạp 肃良合 (cũng viết là Toả Lang Cáp 琐郎哈, chỉ người Cao Li 高丽)
Đều là tên bộ tộc.
Cũng có trường hợp do thích tiếng của trung nguyên nên lấy để đặt tên, như:
Dã Thắc Mê Thất 也忒迷失 là thất thập 七十
A Thắc Mê Thất阿忒迷失 là lục thập 六十
Ngoài ra, những tên như:
Văn Thù Nô 文殊奴, Phổ Nhan Nô 普颜奴, Quán Âm Nô 观音奴, Phật Gia Nô 佛家奴, Uông Gia Nô 汪家奴, Chúng Gia Nô 众家奴, Bách Gia Nô 百家奴, Sửu Tư 丑厮, Sửu Lư 丑驴, Hoà Thượng 和尚, Lục Ca 六哥, Thất Thập 七十, Bát Thập 八十 đều là những từ thông thường; hoặc không thích những từ xấu, dùng những từ đồng âm để thay, như “nô” lấy “nột” , “lư” lấy “lư” , “ca” lấy “cách” , chẳng qua là vui đùa du hí mà không có nghĩa khác.

CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
Tiền Đại Hân 钱大昕 (1728 – 1804): học giả đời Thanh, tự Hiểu Trưng 晓徵, Tân Mi 辛楣, hiệu Cập Chi 及之, Trúc Đinh 竹汀, người Gia Định 嘉定, Giang Tô 江苏 (nay thuộc thành phố Thượng Hải).
          Năm Càn Long thứ 19 (1754) Tiền Đại Hân đậu Tiến sĩ, nhậm chức Biên tu, không bao lâu được thăng là Thị độc (có tài liệu ghi là Thị giảng). Năm Càn Long thứ 37, được bổ làm Thị độc học sĩ (có tài liệu ghi là Thị giảng học sĩ), rồi thăng Chiêm sự phủ Thiếu chiêm sự. Năm Càn Long thứ 40, vì có tang nên từ quan về quê, từ đó ông không ra làm quan nữa, ở quê nhà chuyên tâm đọc sách. Năm Gia Khánh thứ 3, triều đình cho mời ông về lại triều nhưng ông vẫn từ chối. Tiền Đại Hân mất vào năm Gia Khánh thứ 9 (1804) tại Tử Dương thư viện 紫阳书院, hưởng thọ 77 tuổi.
          Nguồn http://www.baike.com/wiki/
Thập Giá Trai dưỡng tân lục 十架斋养新录: trứ tác của Tiền Đại Hân 钱大昕 gồm 23 quyển, tính luôn cả “Dư lục” 余录 , bút kí về học thuật liên quan đến nhiều lĩnh vực như: kinh học, tiểu học, sử học, quan chế, địa lí, tính thị, điển tịch, từ chương, thuật số, Nho thuật …. Khảo cứu nguồn gốc, đính chính những sai lầm, tìm tòi cặn kẽ, “có những bình luận tinh xác đúng đắn”, được người đời sau tán thưởng, được các học giả xem là mẫu mực.
          (Nguồn: Thập Giá Trai dưỡng tân lục十架斋养新录)

                                                              Huỳnh Chương Hưng
                                                             Quy Nhơn 28/11/2014

Nguồn
MÔNG CỔ NGỮ
蒙古语
Trong quyển
THẬP GIÁ TRAI DƯỠNG TÂN LỤC
十架斋养新录
Tác giả: Tiền Đại Hân钱大昕
Giang Tô cổ tịch xuất bản xã, 2000
Previous Post Next Post