Dịch thuật: Cổ kim từ nghĩa dị đồng

CỔ KIM TỪ NGHĨA DỊ ĐỒNG

          Ngôn ngữ có sự phát triển, học ngôn ngữ cần phải có quan điểm phát triển lịch sử. Hán ngữ hiện đại phát triển trên cơ sở Hán ngữ cổ đại, chúng ta cần phải thừa nhận tính kế thừa của ngôn ngữ, nhìn thấy phương diện tương đồng của Hán ngữ cổ kim; nhưng càng cần coi trọng sự phát triển ngôn ngữ, nhìn thấy phương diện khác nhau của Hán ngữ cổ kim. Kế thừa và phát triển là sự thống nhất của mâu thuẫn, coi nhẹ một phương diện nào đều không đúng. Với các phương diện của ngôn ngữ thì từ vựng biến hoá nhanh nhất. Từ cũ không ngừng tiêu vong, từ mới không ngừng sản sinh, nghĩa của từ không ngừng diễn biến. Khi học Hán ngữ cổ đại, chúng ta phải đặc biệt chú ý  đến sự giống và khác nhau về nghĩa của từ xưa nay.
          Có hay không có những từ như sau:
          Ý nghĩa của chúng cho đến ngày nay vẫn như xưa, là ý nghĩa của mấy ngàn năm trước, dường như không phát sinh biến hoá? Có đấy. Ví dụ (), (ngưu), (đại), (tiểu), (khốc), (tiếu) … Cái mà chúng chỉ vẫn là khái niệm đồng nhất với mấy ngàn năm trước. Những từ này là những từ thuộc từ vựng cơ bản, là bộ tổ thành trọng yếu của từ vựng, đồng thời cũng là một trong những biểu hiện trọng yếu của tính kế thừa và tính ổn định. Nhưng, những từ mà về ý nghĩa dường như không hề biến đổi như thế, trong từ vựng Hán ngữ chỉ chiếm một số lượng ít.
          Có hay không có những từ như sau:
          Ý nghĩa hiện đại của chúng không liên quan gì với ý nghĩa cổ đại. Cũng có đấy. Ví dụ, chữ (cai), thời thượng cổ và trung cổ đều được giảng là 完備 (hoàn bị)  (1), trong Chiêu hồn 招魂 của Tống Ngọc 宋玉 có câu:
Chiêu cụ cai bị, vĩnh khiếu hô ta
招具該備, 永嘯呼些
(Dụng cụ chiêu hồn đã đầy đủ, mau phát lời kêu gọi)
Vương Dật 王逸 chú rằng:
Cai, diệc bị dã
, 亦備也
(“Cai” cũng có nghĩa như “bị”)
Đến sau thời trung cổ mới có ý nghĩa 應當 (ưng đương - nên phải), giữa ý nghĩa hậu khởi này với ý nghĩa “hoàn bị”, chúng ta không nhìn thấy mối quan hệ kế thừa (2).
          Và như chữ (thưởng), hiện đại mang ý nghĩa cướp đoạt; trong Trang Tử - Tiêu dao du 莊子 - 逍遙遊, chữ trong 搶榆枋 (thưởng du phương) mang ý nghĩa 突過 (đột qua – vượt qua) (“thưởng du phương” có nghĩa là vượt lên cây du cây phương). Trong Chiến quốc sách – Nguỵ sách tứ 戰國策 - 魏策四, chữ trong 以頭搶地爾 (dĩ đầu thưởng địa nhĩ) mang ý nghĩa (tràng – khua, đánh) (“dĩ đầu thưởng địa” có nghĩa là lấy đầu húc xuống đất), những nghĩa này đều không liên quan đến ý nghĩa “cướp đoạt”.
          Còn như chữ (trảo) mang ý nghĩa 尋找 (tầm trảo – tìm kiếm) , trong Tập vận 集韻 có chữ này, đó là chữ dị thể của chữ (hoa) trong từ划船 (hoa thuyền – chèo thuyền), nó cũng không liên quan gì đến ý nghĩa “tầm trảo”, âm đọc cũng hoàn toàn khác nhau. Những từ sử dụng hình thể đồng nhất nhưng ý nghĩa cổ và kim không liên quan với nhau như thế, trong từ vựng Hán ngữ càng là thiểu số. Thiểu số chữ này, có từ chỉ là cùng một chữ, nhưng cách dùng xưa nay bất đồng, biểu thị bất đồng; có từ nhân vì việc nghiên cứu của chúng ta chưa đủ, lai lịch của chúng vẫn chưa được phát hiện.
          Từ tình hình chung mà nói, nghĩa xưa và nghĩa nay vừa có sự liên hệ, lại có sự khu biệt. Do bởi tính kế thừa của ngôn ngữ, nghĩa nay phát triển trên cơ sở nghĩa xưa, giữa xưa và nay đương nhiên phát sinh mối quan hệ. Có một số quan hệ tương đối rõ ràng, một số quan hệ tương đối khó thấy, một số quan hệ tương đối mật thiết, khiến người thường không phân biệt được sự khu biệt tinh tế ở nghĩa của từ xưa và nay, một số quan hệ tương đối xa, khiến chúng ta nhầm cho là không có quan hệ gì. Đối với mối quan hệ ở nghĩa của từ xưa và nay, bất luận là mật thiết hay xa, đều cần phải chú ý đến….  (còn tiếp)

Chú của nguyên tác
(1)- Trong Hán ngữ cổ đại, “tự” và “từ” trong đại đa số tình huống là nhất trí, nhân đó, nghiên cứu Hán ngữ cổ đại, truyền thống đều lấy “tự” làm đơn vị. Ở đây để tiện việc hành văn, cũng theo biện pháp truyền thống.
(2)- Trong Thuyết văn 說文 ghi rằng:
Cai, quân trung ước dã
, 軍中約也
Đoàn Ngọc Tài 段玉裁 chú rằng:
Phàm tục vân “ưng cai” giả, giai bản thử.
凡俗云應該, 皆本此
(Tục nói là “ưng cai”, đều gốc từ đây)
          Nhưng ý nghĩa của “quân trung ước” không có sử liệu để có thể chứng minh.

                                                                          Huỳnh Chương Hưng
                                                                          Quy Nhơn 18/11/2014
Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 1)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.
Previous Post Next Post