BÁCH GIA TRANH MINH
Thời
Chiến Quốc, các học phái đua nhau nổi lên, học phái nào cũng bày tỏ chính kiến, tranh biện lẫn nhau, sử gọi
là “bách gia tranh minh” 百家争鸣.
Học
phái tương đối có ảnh hưởng lúc bấy giờ có 6 nhà, đó là Nho 儒, Mặc 墨, Đạo 道, Pháp 法, Âm dương 阴阳. Người sáng lập Nho gia là Khổng
Tử 孔子
cuối thời Xuân Thu. Khổng Tử chủ trương khôi phục chế độ điển chương và quy phạm
đạo đức của nhà Tây Chu. Lí tưởng chính trị của Khổng Tử là yêu cầu kẻ thống trị
thi hành “nhân chính” 仁政. Thời Chiến Quốc, Mạnh Kha 孟轲 kế thừa và phát huy học thuyết
của Khổng Tử, đặc biệt cường điệu “nghĩa” 义, lấy “nghĩa” làm tiêu chuẩn để
phán đoán đúng sai. Mạnh Kha được người đời tôn xưng là Mạnh Tử 孟子, là người kế thừa chủ yếu học
thuyết của Khổng Tử.
Một tư
tưởng gia lớn khác của Nho gia là Tuân Tử 荀子, tức Tuân Huống 荀况. Tuân Tử là người thời Chiến Quốc,
ông tổng kết quan điểm các nhà Nho, Mặc, Đạo, Pháp, tiếp thu chỗ mạnh của họ,
hình thành kiến giải độc đáo của riêng mình, trở thành tập đại thành tư tưởng
thời Tiên Tần. Tuân Tử chủ trương biến cách, lại đề xuất tư tưởng duy vật chủ
nghĩa, con người có thể nắm được quy luật của tự nhiên và lợi dụng nó, đồng thời
chủ trương “tính ác thuyết” 性恶说, con người cần phải thông qua huấn luyện đạo đức hậu thiên
mới đạt đến chỗ thiện.
Hàn
Phi 韩非
là nhân vật đại biểu của Pháp gia, ông cho rằng sự động loạn của xã hội là do
pháp chế lỏng lẻo mà ra, cho nên Hàn Phi chủ trương “pháp trị” 法治, tức do chính phủ ban bố pháp lệnh
và chế độ nhất định, bất luận là cao thấp sang hèn, mọi người đều phải tuân thủ,
có công thì thưởng, có tội thì phạt; cho dù là vương công quý tộc phạm pháp
cũng bị trị tội như bách tính. Như vậy, mọi người đều sợ và phải tuân thủ, việc
xấu sẽ giảm đi.
Người
sáng lập Đạo gia là Lão Tử 老子 cuối thời Xuân Thu. Lão Tử đầu tiên đề xuất khái niệm “đạo”
道, đồng thời cho rằng đạo là khởi
nguyên của vũ trụ. Ông chủ trương mọi người cần phải thuận theo tự nhiên, vô vi
nhi vi. Đến thời Chiến Quốc, Trang Tử 庄子 (Trang Chu 庄周) phát huy học thuyết của Lão Tử.
Người
sáng lập Mặc gia 墨家
là Mặc Tử 墨子
(Mặc Địch 墨翟).
Ông đề xuất chủ trương “kiêm ái” 兼爱 và “phi công” 非攻, còn yêu cầu kẻ thống trị nhậm dụng hiền tài, “sử cơ giả đắc
thực, hàn giả đắc y, lao giả đắc tức” 使饥者得食, 寒者得衣, 劳者得息 (khiến người đói được cái ăn, người lạnh có áo mặc, người mệt
nhọc được nghỉ ngơi)
Những
học phái này đua nhau lập thuyết trứ thư, Mạnh
Tử 孟子,
Mặc Tử 墨子,
Tuân Tử 荀子,
Hàn Phi Tử 韩非子 đều là những trứ tác nổi tiếng
nhất lúc bấy giờ. Những trứ tác này có ảnh hưởng rất lớn đối với đương thời và
cả đời sau.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 02/10/2014
Nguyên tác Trung văn
BÁCH GIA TRANH MINH
百家争鸣
Trong quyển
TRUNG HOA THƯỢNG HẠ
NGŨ THIÊN NIÊN
中华上下五千年
Chủ biên: Lí Tinh 李晶
Nam Kinh đại học xuất
bản xã, 2007
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật