NGUYÊN NHÂN CÁI CHẾT CỦA HOÀNG ĐẾ HÀM PHONG
Hàm
Phong 咸丰 là người con thứ 4 của hoàng đế Đạo Quang 道光, sinh ngày mồng 9 tháng 6 năm Đạo Quang thứ 11, mất
vào tháng 7 năm Đồng Trị 同治 thứ 1, khi mất chỉ
mới 30 tuổi.
Những
năm đầu Hàm Phong, Bắc Kinh lưu truyền câu đồng dao “quyết long bệnh phụng” 蹶龙病凤 (rồng què phụng bệnh), là nói Hàm Phong có tật ở
chân. Hoàng hậu cũng nhiều bệnh. Hàm Phong từ nhỏ thân thể đã ốm yếu, theo truyền
thuyết điều đó có liên quan với việc ông sinh không đủ tháng. Trong cung truyền
nhau rằng, mẹ đẻ của Hàm Phong rất thông minh, khi thái y ngự chẩn , bà luôn hỏi
có thể sinh con sớm hơn được không. Thái y nói có thể, nhưng sợ ảnh hưởng đến
thọ mệnh. Mẫu thân của Hàm Phong bảo thái y cứ thử xem, nếu sinh được một đại a
ca, sẽ trọng thưởng. Vì thế vị thái y đã dùng thang thuốc dưỡng thai thúc cho
sinh sớm, mẹ Hàm Phong đã sinh sớm. Ngày 19 tháng đó, hoàng tử thứ 5 là Dịch
Tông 奕 (1)
cũng được sinh ra. Đương thời, hoàng thượng đến với bà phi nào, đều có ghi chép. Thai Dịch Tông (1)
vốn có trước thai Hàm Phong, nhưng kết quả chậm hơn 10 ngày mới sinh ra.
Thời
gian đầu lên ngôi, Hàm Phong chuyên cần việc triều chính, rất muốn có được
chính tích. Nhưng bên trong thì cuộc khởi nghĩa nông dân đại quy mô (phong trào
Thái bình thiên quốc 太平天国), bên ngoài thì
liên quân Anh Pháp xâm nhập, khiến Hàm Phong đầu luôn đau nhức, vì thế đã hướng
đến dâm lạc để tiêu khiển giải sầu. Truyền
thuyết kể rằng, kinh thành có một ca kĩ trẻ tên Chu Liên Phương 朱莲芳, dung mạo xinh đẹp, giọng hát uyển chuyển, lại giỏi
làm thơ, Hàm Phong vô cùng sủng ái, thường truyền tiến cung hầu giá. Quan Ngự sử
họ Lục 陆 cũng là chỗ thân tình với Chu Liên Phương, dâng thư
can gián, nói rằng hoàng đế không nên đắm chìm vào tửu sắc. Hàm Phong cả cười bảo
rằng: “Lục lão gia ghen rồi”, và cũng không để tâm. Tại Sơn Tây có một phụ nữ họ
Tào 曹 goá chồng, xinh đẹp phong lưu, thích nạm hạt châu
trên giày. Hàm Phong cũng sủng ái vô cùng, trong cung ngoài cung đều gọi người
đàn bà goá đó là “Tào quả phụ”. Còn có người phát hiện xuân dược (loại
thuốc tăng cường khả năng tình dục) tại Viên Minh viên 圆明园 (Thanh triều dã sử đại quan 清朝野史大观). Cũng có
truyền thuyết trong Viên Minh viên có “Ngũ xuân chi sủng” 五春之宠. Gọi là “Thiên địa nhất gia xuân” 天地一家春, là nơi ở của Ý quý phi Diệp Hách Na lạp thị 叶赫那拉氏 (Từ Hi 慈禧), còn 4 “xuân” khác
là Hạnh hoa xuân 杏花春, Vũ lăng xuân 武陵春,
Hải đường xuân 海棠春, Mẫu đơn xuân 牡丹春,
đều là nơi ở của mĩ nữ Hán tộc.
Hoàng đế
Hàm Phong do bởi túng dục nên đã tự hại mình, thân thể ngày càng suy nhược. Mỗi
khi gặp lúc phải đến đàn tế để tế, thường vì chân yếu nên việc lên xuống không
được dễ dàng, vì thế phái Dịch Hân 奕訢 thay thế. Lại thêm
nội ưu ngoại hoạn, việc nước gian nan nên đã mắc chứng thổ huyết. Theo tri thức
y học hiện đại mà phán đoán, có lẽ bị lao phổi. Thái y kê toa “liệu tật pháp” 疗疾法, cho rằng uống máu hươu có thể trị được bệnh, lại có
thể bổ sung dương khí. Vì thế Hàm Phong đã nuôi hơn 100 con hươu, mỗi ngày uống
máu hươu để trị bệnh. Tháng 7 năm Hàm Phong thứ 10, liên quân Anh Pháp tấn công
Bắc Kinh, Hàm Phong phái Dịch Hân ở lại để lo việc nghị hoà với người phương Tây,
riêng mình dẫn đại thần Túc Thuận 肃顺 cùng phi tần hậu
cung chạy đến Nhiệt Hà 热河, còn ra lệnh “dẫn
đàn hươu theo”, nhưng do bởi đại thần khuyên can nên mới thôi. Mùa xuân năm Hàm
Phong thứ 11, Hàm Phong tại Nhiệt Hà bị bệnh nặng, từ đó bệnh lúc nguy lúc an,
chỉ cần hơi khoẻ một chút là tìm đến thanh sắc. Tháng 7 năm sau, bệnh trở nguy.
Ngày 17, chứng ho ra máu bộc phát, vội sai lấy máu hươu, trong lúc vội vàng
chưa đem đến, Hàm Phong đã băng. (Mãn
Thanh ngoại sử 满清外史). Đêm trước lúc mất, đã xuống dụ lệnh cho hoàng trưởng
tử Tải Thuần 载淳 làm hoàng thái tử, sai 8 vị đại thần cùng giúp việc
triều chính.
Hoàng đế
Hàm Phong do bởi quá mức lo âu cùng dâm lạc nên đoản mệnh, sau khi mất được an
táng ở Định lăng 定陵.
Chú của người
dịch
(1)- Chữ Tông ở đây gồm bên trái là bộ “ngôn” 言, bên phải là chữ “tông” 宗.
Dịch Vĩ 奕纬 - Ẩn sĩ quận vương 隐士郡王
Dịch Cương 奕纲 – Thuận Hoà quận vương 顺和郡王
Dịch Kế 奕继 – Huệ Chất quận vương 慧质郡王
Dịch Trữ 奕 bộ 言 bên trái, chữ 宁
bên phải, tức hoàng đế Hàm Phong 咸丰
Dịch Tông 奕 bộ言 bên trái, chữ 宗
bên phải. Dịch Tông được đem cho người con thứ 3 của Gia Khánh 嘉庆 là Đôn Khác thân vương Miên Khải 惇恪亲王绵恺 làm con thừa tự, nên tập tước là Đôn Cần thân vương惇勤亲王.
Dịch Huyên 奕 bộ 言bên trái, chữ 澴
(không có 3 chấm thuỷ) bên phải – Thuần Hiền thân vương 醇贤亲王
Dịch Hạp 奕 bộ 言 bên trái, chữ 合
bên phải – Chung Đoan quận vương 钟端 郡王.
Dịch Huệ 奕譓 – Phu Kính quận
vương 孚敬郡王.
Trong
nguyên tác, tên hoàng tử thứ 5 ở câu trên là Dịch Lượng 奕谅, ở câu dưới lại là Dịch Trữ.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 30/10/2014
Nguyên tác Trung văn
HÀM PHONG TỬ NHÂN CHI MÊ
咸丰死因之谜
Trong quyển
TRUNG QUỐC VỊ GIẢI CHI MÊ
中国未解之谜
Chủ biên: Tôn Thiệu Vũ 孙绍武
Hô Hoà Hạo Đặc: Viễn phương xuất bản xã, 2009.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật