NGUỴ NHIỄM
Nguỵ
Nhiễm 魏冉, không rõ năm sinh năm mất, hiệu Nhương Hầu 穰侯,
Tể tướng đời Tần Chiêu Vương 秦昭王 thời Chiến Quốc. Mất vì bệnh,
an táng tại Định Đào 定陶 (nay là phía bắc Định Đào tỉnh
Sơn Đông)
Nguỵ Nhiễm 魏冉 nguyên là quý tộc nước Sở. Người chị cùng mẹ khác
cha với ông tên Mị Bát Tử 羋八子
sau khi được Tần Chiêu Vương nạp
làm vương phi, Nguỵ Nhiễm được vào triều đình nước Tần nhậm chức.
Huệ
Văn Vương 惠文王
mất, con là Vũ Vương 武王 lên ngôi. Năm 307 trước công nguyên, khi Vũ Vương mất, do
vì không có con, khi mấy người em tranh đoạt vương vị, Doanh Tắc 嬴稷 do Mị Bát Tử sinh ra (em trai
cùng cha khác mẹ với Vũ Vương), dưới sự giúp đỡ của Nguỵ Nhiễm đã được lập làm
Chiêu Vương, Mị Bát Tử chỉ mới 19 tuổi đã được tôn làm Thái hậu (sử gọi là
Tuyên thái hậu 宣太后).
Mị Bát Tử liền trọng dụng em trai của mình, đồng thời kết thành một thế lực mạnh mẽ khống
chế chính quyền. Nguỵ Nhiễm cũng được bái làm Tướng quân 将军 (Tướng quân là quan danh, chính
thức bắt đầu từ đây), phụ trách cảnh vệ quốc đô Hàm Dương 咸阳, trở thành trọng thần thân tín
của Tuyên thái hậu.
Năm
305 trước công nguyên, em trai Vũ Vương (anh cùng cha khác mẹ với Chiêu Vương)
là Doanh Tráng 嬴壮
(sử gọi là công tử Tráng) khởi binh đoạt ngôi. Nguỵ Nhiễm nhanh chóng dẫn binh
bình định phản loạn, giết chết công tử Tráng, đồng thời tru sát quý tộc, đại thần,
lại đuổi vương hậu của Vũ Vương đến nước Nguỵ. Từ đó, Nguỵ Nhiễm uy danh vang
khắp nước Tần, nắm giữ triều chính.
Năm
300 trước công nguyên, sau khi Tướng quốc Xư Lí Tử 樗里子 bệnh chết, Nguỵ Nhiễm bắt đầu
được bái làm Tướng quốc, danh chính ngôn thuận nắm giữ triều chính. Năm sau, nước
Tần mời Mạnh Thường Quân 孟尝君, người có danh vọng cực cao đảm nhiệm chức Tướng quốc, bãi
miễn chức Tướng của Nguỵ Nhiễm. Năm sau nữa, nước Tần lại mời Lâu Hoãn 楼缓 nước Triệu làm Tướng quốc. Năm
295 trước công nguyên, Lâu Hoãn bị miễn chức Tướng, Nguỵ Nhiễm lần thứ hai được
giữ chức Tướng quốc.
Đương
thời, nước Tần đang tích cực mở rộng về phía đông, Nguỵ Nhiễm kiên quyết ủng hộ
quốc sách này, đồng thời tiến cử Bạch Khởi 白起 làm Tướng, hướng về đông tấn
công “tam Tấn” 三晋
(1), trước sau lấy được Vũ Thuỷ 武始, Tân Thành 新城, Y Khuyết 伊阙 của nước Hàn. Trận chiến ở Y
Khuyết năm 293 trước công nguyên, Bạch Khởi đại phá liên quân Hàn Nguỵ, chém đầu
24 vạn người, bắt sống tướng Nguỵ Công Tôn Hỉ 公孙喜, khiến uy danh quân Tần vang dội.
Năm
292 trước công nguyên, Nguỵ Nhiễm vì bệnh từ bỏ chức Tướng, để cho khách khanh
Thọ Chúc 寿烛
kế thừa. Năm sau, ông lại thay Thọ Chúc giữ chức Tướng quốc lần thứ 3, Tần
Vương còn đem đất Nhương 穰đoạt được từ nước Hàn (nay là huyện Đặng 邓 tỉnh Hà Nam) ban cho ông làm
phong ấp, phong ông làm Nhương Hầu 穰侯. Từ đó, trong triều ngoài nội đều tôn xưng ông là Nhương Hầu.
Năm
288 trước công nguyên, để nâng cao địa vị nước Tần, Nguỵ Nhiễm đích thân đến một
cường quốc khác, đó là nước Tề, cùng với Tề Mẫn Vương 齐湣王 ước định quốc quân hai nước Tần
Tề đồng thời xưng Đế, Tần Chiêu Vương là Tây Đế, Tề Mẫn Vương là Đông Đế, đồng
thời chuẩn bị liên hợp tấn công nước Triệu, phân chia lãnh thổ nước Triệu. Do bởi
Tô Tần 苏秦
khuyên gián, chẳng bao lâu Tề Mẫn Vương thủ tiêu Đế hiệu, liên hợp với các nước
phản Tần. Tần Chiêu Vương cũng đành phải thủ tiêu Đế hiệu. Nguỵ Nhiễm tiếp tục
dùng Bạch Khởi làm Tướng, nhiều năm tấn công “tam Tấn”, chiếm được nhiều nơi, mở
rộng cương vực nước Tần. Năm 286 trước công nguyên, Nguỵ Nhiễm đích thân đánh
Nguỵ, chiếm được hơn 60 thành lớn nhỏ. Cho nên, Tư Mã Thiên 司马迁 trong Sử kí 史记 từng nói rằng:
Khiến thiên hạ đều hướng về nước Tần ở phía
tây thần phục, đó quả là công của Nhương Hầu.
Năm
284 trước công nguyên, Nguỵ Nhiễm lại khiến Hàn Triệu Nguỵ Yên liên hợp với Tần
để đánh Tề, đoạt được Định Đào 定陶 vốn thuộc nước Tống. 4 năm sau, nước Tần đem Định Đào ban
cho Nguỵ Nhiễm làm phong ấp. Do bởi Định Đào là trung tâm giao thông thuỷ lục của
trung nguyên, lại không liền với nước Tần, ở giữa cách nước Nguỵ, nên vào năm
270 trước công nguyên, Nguỵ Nhiễm cử bính đánh Tề, chiếm đất Cương 刚 đất Thọ 寿, mở rộng phong ấp của ông ở Định
Đào. Trong thời gian này, Nguỵ Nhiễm lại một lần nữa bị miễn chức Tướng, đến
năm 275 trước công nguyên lại được phục chức.
Nguỵ
Nhiễm trước sau 4 lần bái Tướng, dựa vào sự sủng tín của Tuyên thái hậu, chuyên
quyền ngang ngược, cài thân tín khắp trong triều và các nơi. Có lúc đi sứ nước
ngoài, Nguỵ Nhiễm cũng không tấu báo với Chiêu Vương; đánh thắng trận thì chở
chiến lợi phẩm về Định Đào, tự chuyên phát hiệu lệnh, nghiễm nhiên như chủ một
nước. Năm 266 trước công nguyên, khách khanh Phạm Tuy 范睢 khuyên Chiêu Vương:
Nay chỉ biết nước Tần có Thái hậu, Nhương Hầu,
Hoa Dương Quân 华阳君(em
trai Nguỵ Nhiễm) và Cao Lăng Quân 高陵君,
Kinh Dương Quân 泾阳君
(2 người em trai của Chiêu Vương) mà không biết Đại vương.
Chiêu
Vương nhân đó sinh nghi kị, lập tức hạ lệnh phế truất Thái hậu, bãi miễn chức
Tướng của Nguỵ Nhiễm, đưa Phạm Tuy lên thay, kết thúc cuộc đời chính trị của
Nguỵ Nhiễm.
Năm
sau, sau khi Tuyên thái hậu bệnh mất, Nguỵ Nhiễm mất đi chỗ dựa, bị buộc rời
kinh đến phong ấp Định Đào. Lúc rời kinh, gia tài của ông chở hơn ngàn xe. Sau
Nguỵ Nhiễm chết ở Định Đào.
Chú
của người dịch
(1)- Tam Tấn 三晋: họ Triệu 赵, họ Hàn 韩, họ Nguỵ 魏 nguyên là lục khanh của nước Tấn.
Năm 403 trước công nguyên, Chu thiên tử thừa nhận 3 nhà là chư hầu, sử gọi là
“tam gia phân Tấn” 三家分晋. Nhân đó, trong các sách như Chiến Quốc sách 战国策,
Sử kí 史记,
Tư trị thông giám 资治通鉴 gọi 3 nước Triệu, Nguỵ, Hàn là
“tam Tấn”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 04/10/2014
Nguyên tác Trung văn
NGUỴ NHIỄM
魏冉
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH ĐẠI TỂ
TƯỚNG LỤC
中国历代宰相录
Chủ biên: Dương Kiếm
Vũ 杨剑宇
Thượng Hải văn hoá xuất
bản xã, 1999.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật