LI CƠ GÂY HOẠ CHO NHÀ TẤN
Năm 672
trước công nguyên (Tấn Hiến Công 晋献公 năm thứ 5), Tấn Hiến
Công xuất binh công phạt Li nhung 骊戎 cư trú tại Li sơn 骊山, kết quả thắng lợi, không chỉ giết được thủ lĩnh của
Li nhung mà còn bắt được chị em Li Cơ 骊姬. Nhưng nào ngờ, việc
thu hoạch trước mắt lại khiến ngày sau nước Tấn phải nhận quả ác.
Tấn Hiến
Công có 8 người con trai, trong đó thái tử Thân Sinh 申生,
công tử Trùng Nhĩ 重耳 (tức Tấn Văn Công 晋文公
sau này) và Di Ngô 夷吾 rất có thanh danh. Từ khi Tấn Hiến Công có được Li Cơ
ngày đêm sủng ái, nhưng Li Cơ mang trong lòng nỗi hận phụ thân bị giết, muốn để
người con do mình sinh ra là Hề Tề 奚齐 làm thái tử. Li Cơ
không ngừng dùng địa vị có lợi của mình để nói xấu 3 vị công tử, vì thế vào năm
666 trước công nguyên, Tấn Hiến Công đã đuổi 3 vị công tử ra ngoài.
Đối tượng
đầu tiên mà Li Cơ muốn đả kích đương nhiên là thái tử Thân Sinh, Tấn Hiến Công
cũng muốn thoả mãn yêu cầu của Li Cơ, nhưng một nước muốn thay đổi thái tử phải
có lí do xác đáng. Năm 666 trước công nguyên, Li Cơ đưa ra chủ ý, bảo thái tử
Thân Sinh đi thảo phạt Cao Lạc thị 皋落氏 của bộ lạc Xích Địch
赤狄 luôn quấy nhiễu biên cương. Nếu không thắng sẽ khép tội
trừng trị, nếu thắng, thái tử nhất định sẽ đề xuất yêu cầu khác, đến lúc đó tìm
cơ hội để mà xử trí thái tử. Kết quả, thái tử Thân Sinh toàn thắng nhưng không
hề nhân đó mà đề xuất yêu cầu. Điều này khiến Li Cơ không thể không tìm thời cơ
khác.
Năm 655
trước công nguyên (Tấn Hiến Công năm thứ 22), thái tử Thân Sinh từ Khúc Ốc 曲沃 dâng thịt tế lên Tấn Hiến Công. Li Cơ sai người bỏ
thuốc độc vào thịt rồi vu cho Thân Sinh, lại gán Trùng Nhĩ và Di Ngô tham gia
âm mưu đầu độc. Hiến Công quyết định giết 3 vị công tử nầy, Thân Sinh nhu nhược
tự sát, Trùng Nhĩ và Di Ngô lần lượt đào thoát. Con của Li Cơ là Hề Tề được lập
làm thái tử, đồng thời năm 651 trước công nguyên sau khi Tấn Hiến Công mất, Hề
Tề kế thừa quân vị. Nhưng người nước Tấn không tiếp nhận vị tân quân này, do bởi
hãy còn Di Ngô và Trùng Nhĩ đang lưu vong. Đại thần Lí Khắc 里克 đã giết chết Hề Tề và Li Cơ.
Li Cơ tuy
bị hạn chế bởi nhiều điều kiện, không thể sánh bằng Đát Kỉ 妲己 của Trụ vương nhà Thương và Bao Tự 褒姒 của U vương nhà Chu, nhưng lực âm nhu nữ tính toát ra
từ con người Li Cơ cũng đủ để khiến những nhân vật chính trị già dặn khiếp sợ.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn
22/10/2014
Nguyên tác Trung văn
LI CƠ HOẠ LOẠN TẤN VƯƠNG THẤT
骊姬祸乱晋王室
Trong quyển
ĐỒ VĂN TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
图文中国通史
(tập Sử tiền sử - Chiến quốc)
Chủ biên: Triệu Hướng Tiêu 赵向标
Tân Cương nhân dân xuất bản xã, 2002.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật