无学为贫, 无耻为贱
无财非贫, 无学乃为贫; 无位非贱, 无耻乃为贱; 无年非夭, 无述乃为夭;无子非孤, 无德乃为孤.
(围炉夜话)
VÔ
HỌC VI BẦN, VÔ SỈ VI TIỆN
Vô tài phi bần, vô học nãi vi bần; vô
vị phi tiện, vô sỉ nãi vi tiện; vô niên phi yểu, vô thuật nãi vi yểu; vô tử phi
cô, vô đức nãi vi cô.
(Vi lô dạ thoại)
KHÔNG CÓ HỌC MỚI LÀ NGHÈO,
KHÔNG CÓ LIÊM SỈ MỚI LÀ HÈN
Không
có tiền bạc không phải là nghèo, không có học mới là nghèo; không có địa vị
không phải là hèn, không có liêm sỉ mới là hèn; không được sống lâu không phải
là yểu mệnh, không có những việc đáng được kể lại mới là yểu mệnh; không có con
không phải là cô độc, không có đức mới là cô độc.
Phân tích và
thưởng thức
Sự giàu
có của con người, có thoả mãn hay không là do tâm của mình. Tâm không thoả mãn
thì dù có giàu đến mức không ai bằng thì cũng là nghèo khó. Từ đó có thể thấy,
tiền tài không thể đại biểu cho sự giàu nghèo của một người. Người không có học
vấn, do bởi thiếu đi thế giới tâm linh, nước sông nhiều đến ba ngàn dặm mà
không múc được một bầu, cho dù có cả một thế giới vật chất sung túc cũng không
cảm thấy thoả mãn.
Hèn kém có nghĩa là không có giá trị. “Sỉ” là
một loại nhân cách, là sự tôn quý, Hạng người không có liêm sỉ không những tâm
địa hèn kém mà ngay làm người cũng không xứng. Trên thế gian có nhiều người ở địa
vị cao không hề có giá trị so với người bình thường, bởi họ không biết liêm sỉ.
Ngược lại có những người chẳng có địa vị gì nhưng đã có những hành vi cao
thượng.
Sinh mệnh của con người
không phải ở chỗ thọ mệnh ngắn dài. Nhan Uyên tuy mất sớm, nhưng đến nay mọi
người vẫn tôn là “Phục Thánh”. Xưa nay, người sống lâu có nhiều, nhưng sống
không có ích cho đời, khi chết đi người đời sau không ai nhắc đến, tuy sống
cũng giống như là chết. Như Nhan Uyên, có thể nói sống đến mấy ngàn năm. Khổng
Tử chỉ thuật lại mà không sáng tác, Khổng giáo đến nay hãy còn lưu hành. Tư Mã
Thiên viết “Sử kí”, học giả xưa nay không ai là không lưu tâm, đó mới gọi là
“trường thọ”.
Có con mà không có đức, con
cũng bỏ mà đi; có đức mà không có con, tuy không phải là con mà cũng thân cận
yêu mến. Cho nên nói: không có con không phải là cô độc; không có đức mới là cô
độc.
Chú của người
dịch
Vi lô dạ thoại
围炉夜话: là một tác phẩm nổi tiếng đời Thanh, tác giả là Vương Vĩnh Bân 王永彬. Vi lô dạ thoại
có 221 tắc, đề cập nhiều phương diện như đạo đức, tu thân, độc thư, an bần lạc
đạo, giáo tử, trung hiếu, cần kiệm … nêu rõ hàm nghĩa sâu xa: lập đức, lập
công, lập ngôn đều lấy “lập nghiệp” làm gốc.Vi
lô dạ thoại 围炉夜话cùng với Thái căn đàm 菜根谭, Tiểu song u kí 小窗幽记 được gọi chung là “xử thế tam đại kì thư”.
Vương Vĩnh
Bân 王永彬:
Vương
Vĩnh Bân tự Nghi Sơn 宜山, người đời gọi ông
là Nghi Sơn tiên sinh 宜山先生, con cháu đời sau
của họ Vương gọi ông là Nghi Sơn công 宜山公. Cuộc đời ông trải
qua 5 vương triều: Càn Long 乾隆, Gia Khánh 嘉庆, Đạo Quang 道光, Hàm Phong 咸丰, Đồng Trị 同治. Ông sinh ngày 23
tháng Giêng năm Nhâm Tí thời Càn Long, mất ngày 25 tháng Giêng năm Kỉ Tị thời Đồng
Trị, hưởng thọ 78 tuổi.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 11/7/2014
Nguồn
VI LÔ DẠ THOẠI
围炉夜话
Tác giả: Vương Vĩnh Bân 王永彬
Thiểm Tây lữ du xuất bản xã, 2002.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật