VỀ TÁC GIẢ BỘ “ÁN TỬ XUÂN THU”
CÙNG NIÊN ĐẠI THÀNH SÁCH
(tiếp theo)
Thuyết
có ảnh hưởng tương đối lớn đó là thuyết của Ngô Tắc Ngu 吾则虞 người thời nay. Trong Án Tử Xuân Thu – Tự ngôn 晏子春秋 - 序言 ông viết rằng:
Cực hữu khả năng tựu thị Thuần Vu Việt chi
loại đích Tề nhân, tại Tần quốc biên tả đích.
极有可能就是淳于越之类的齐人, 在秦国编写的.
(Rất có
khả năng là người nước Tề như Thuần Vu Việt, biên soạn khi ở nước Tần)
Niên đại
thành sách:
Đại ước ưng đương tại Tần chính thống nhất lục
quốc đích nhất đoạn thời gian nội.
大约应当在秦政统一六国的一段时间内
(Đại khái là trong khoảng thời
gian sau khi Tần thống nhất lục quốc.)
Căn cứ để Ngô tiên sinh xác
định niên đại thành sách chủ yếu có 3 điều:
1- Trong sách của chư tử thời Tiên Tần không có sách
nào giống như Án Tử Xuân Thu, toàn bộ
sách ở đây là những câu chuyện ngắn tổ thành.
2- Nhìn từ việc dẫn “Thi”, “Thi” mà Án Tử Xuân Thu dẫn hoàn toàn không tương
đồng với “Tề thi” 齐诗, mà lại cùng một phái với “Mao thi” 毛诗, nhân đó, niên đại thành sách đương nhiên tương đối
muộn hơn Mao Hanh 毛亨.
3- Án Tử Xuân
Thu có chép “Kích phẫu” 击缶, người Tần xem “phẫu”
là một loại nhạc khí, đây đương nhiên không phải là phong tục của nước Tề, cho
nên có thể nói rõ thời gian và địa điểm thành sách.
Về điều
thứ nhất, sách do những câu chuyện ngắn tổ thành, thời Tiên Tần đã có từ sớm.
Những năm 70 của thế kỉ trước, Xuân Thu sự
ngữ 春秋事语 phát hiện trong ngôi mộ đời Hán ở Mã Vương Đôi 马王堆, chép về sự thật lịch sử của nước Tề nước Lỗ, cũng do
những câu chuyện ngắn tổ thành; bộ Quốc
ngữ 国语 truyền đời, chép những sự thực lịch sử của các nước thời Xuân Thu cũng
do những câu chuyện ngắn tổ thành. Sử thư có thể do những câu chuyện ngắn tổ
thành, chuyên tập của cá nhân đương nhiên cũng có thể do những câu chuyện ngắn
tổ thành. Nói đến vấn đề dẫn “Thi”, tình hình thực tế là, không chỉ Án Tử Xuân Thu, mà là những trứ tác khác
thời Tiên Tần dẫn “Thi” luôn mang tính tuỳ ý. Người dẫn nhìn chung hoàn toàn
không nghiêm túc tuân theo nguyên ý của câu thơ dẫn, mà thường lấy một điểm
tương cận hoặc tương quan, mượn để nói lên chủ trương hoặc cách nhìn của mình.
Chỗ đứng của người dẫn khác nhau, góc độ tuyển chọn cũng khác nhau, đối với việc
lí giải câu thơ đương nhiên cũng sẽ khác nhau. Chúng ta rất khó từ việc lí giải
“Thi” khác nhau mà nhất định phân thành ai là phái Tề thi, phái Mao thi, hoặc
giả phái Lỗ thi, phái Hàn thi. Hơn nữa, câu thơ mà Án Tử Xuân Thu dẫn, trong bản “Thi kinh” hiện nay cũng không ghi
chép, mà văn tự khác nhau cũng nhiều, lưu truyền lại chỉ có Mao thi, do đó có
thể đưa ra một kết luận tương phản, tức niên đại thành sách của bộ Án Tử Xuân Thu sớm hơn niên đại của Mao
Hanh. Còn như nói chỉ có người Tần xem “phẫu” là một loại nhạc khí, hiển nhiên không
phù hợp với sự thực. Trong Thi – Trần
phong – Uyển Khâu 诗 - 陈风 - 宛丘 có ghi:
Khảm kì kích phẫu
Uyển khâu chi đạo
坎其击缶
宛丘之道
(Tiếng chậu đánh lên
Trên đường ở cái gò bốn bên cao giữa thấp)
(Theo Kinh thi
tập 1 bản dịch của Tạ Quang Phát, nxb Văn học, 1991)
Trong Chính
nghĩa 正义 nói rằng:
Phẫu thị ngoã khí, khả dĩ tiết nhạc, nhược
kim kích âu
缶是瓦器, 可以节乐, 若今击瓯
(Phẫu là vật làm bằng đất
nung, có thể dùng để giữ nhịp trong nhạc, như ngày nay gõ cái âu)
Trong Mặc Tử - Tam biện 墨子 - 三辩 cũng có ghi:
Nông phu xuân canh hạ vân, thu liễm đông
tàng, tức vu linh phẫu chi nhạc.
农夫春耕夏耘, 秋敛冬藏, 息于聆缶之乐
(Nông
phu mùa xuân cày, mùa hạ làm cỏ, mùa thu thu hoạch, mùa đông cất giữ, lúc nghỉ
ngơi cũng gõ phẫu làm nhạc để nghe)
Có thể
thấy, người xưa dùng phẫu làm một loại nhạc khí gõ là phong tục phổ biến, không
phải chỉ riêng người nước Tần. Lấy việc gõ phẫu làm căn cứ rồi suy đoán địa điểm
biên soạn Án Tử Xuân Thu là ở nước Tần,
rõ ràng là không thuyết phục. Do bởi căn cứ và luận đoán niên đại, địa điểm
thành sách khó thành lập, thế thì thuyết người biên soạn là nhân vật như Thuần
Vu Việt đương nhiên cũng mất đi cơ sở.
Nhìn từ
nội dung Án Tử Xuân Thu, giống chủ
trương bạc phú 薄赋, tỉnh hình 省刑, khoan chính 宽政, tiết dụng 节用, tư tưởng dân bản 民本, dân tru 民诛, rõ ràng có đặc điểm
thời đại từ giữa thời Chiến Quốc trở về sau; nhìn từ phong cách ngôn ngữ, văn tự
trong sách chất phác không hoa mĩ, lưu loát tự nhiên, ít có sự phô trương như
sau thời Chiến Quốc, phong cách tự nhiên thoải mái. Cho nên niên đại thành sách
ở vào giai đoạn sau trung kì Chiến Quốc, trước mạt kì Chiến Quốc là thích hợp.
Nhìn từ nội dung chương tiết, ngữ cú có nhiều lặp lại, thời gian kí sự rộng, bộ
sách này không thể từ tay một người, cũng không phải là tác phẩm trong một thời.
Tác giả của nó có thể là Sử quan nước Tề, cũng có thể là kẻ sĩ du thuyết văn học
của các học phái, mà cũng có thể là hậu nhân và môn nhân của Án Tử. Phong cách
của toàn sách tương cận, thể lệ nhất trí, văn tự thống nhất, khả năng có một
người hoặc một số người nhuận sắc qua. Nhưng do bởi sử liệu có hạn, nên bất luận là người khởi đầu, người tăng bổ,
hay người tu sức nhuận sắc đều khó mà tra khảo tường tận.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 09/7/2014
Nguyên tác Trung văn
QUAN VU “ÁN TỬ XUÂN THU” ĐÍCH TÁC GIẢ
CẬP THÀNH THƯ NIÊN ĐẠI
关于 “晏子春秋” 的作者及成书年代
Trong quyển
ÁN TỬ XUÂN THU
晏子春秋
Dịch chú: Trần Đào 陈涛
Trung Hoa thư cục, 2007.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật