HUYỀN TRANG CẢI DANH CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ
TÁT?
Quán Thế
Âm 观世音 còn được gọi là “Quán Tự Tại” 观自在, đây là cách phiên dịch mới của Đại sư Huyền Trang 玄奘 đời Đường. Vào thế kỉ thứ 7, ngài Huyền Trang dịch bộ Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh 般若波罗蜜多心经, tổng cộng
262 chữ, câu đầu tiên trong kinh văn chính là “Quán Tự Tại Bồ Tát” 观自在菩萨. Xưa nay Tâm
kinh có tất cả 7 bản dịch sang Hán văn, bản của đại phiên dịch gia Cưu Ma
La Thập 鸠摩罗什 là bản dịch đầu tiên, bản của ngài Huyền Trang là bản dịch
thứ 2, được lưu truyền rất rộng ở Trung Quốc.
1- Tranh luận
về hai cách dịch danh
Tiếng
Phạn Avalokitesvara dịch âm là “A
phược lô chỉ đế thấp phạt la” 阿缚卢枳帝湿伐逻, Phạn văn này
từng gây ra cuộc tranh luận lớn trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, có 2 dịch
danh mang ý nghĩa khác nhau.
Thế kỉ thứ 5, ngài Cưu Ma La Thập 鸠摩罗什 (Kumarajiva) dịch Avalokitesvara thành Quán Thế Âm 观世音.
Khi ngài Cưu Ma La Thập lần đầu dịch Bát Nhã
Ba La Mật Đa Tâm Kinh, câu dịch đầu tiên là:
Quán Thế Âm Bồ Tát, hành thâm bát nhã ba
la mật đa thời
观世音菩萨, 行深般若波罗蜜多时
Nhưng,
Đường Huyền Trang lại có cách nhìn khác, ngài dịch thành:
Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm bát
nhã ba la mật đa thời
观自在菩萨, 行深般若波罗蜜多时
Trong bộ Đại Đường Tây vực kí 大唐西域记 quyển 3, ngài Huyền
Trang cũng từng phê bình cái sai trong cách dịch cũ của nhóm Cưu Ma La Thập:
….. tức Phược lô chỉ đa dịch viết Quán, sử
Thấp phạt la dịch viết Tự Tại, cựu dịch vi Quang Thế Âm hoặc vân Quán Thế Âm hoặc
Quán Thế Tự Tại giai ngoa mậu dã.
….. 即缚卢枳多译曰观, 使湿伐逻译曰自在, 旧译为光世音或云观世音或观世自在皆讹谬也.
(….. tức
Phược lô chỉ đa dịch là Quán, Thấp phạt la dịch là Tự Tại, cách dịch cũ là
Quang Thế Âm hoặc là Quán Thế Âm hoặc Quán Thế Tự Tại đều sai nhầm cả)
Ngài Huyền
Trang cho rằng, Avalokitesvara vốn
do 2 chữ Phạn ghép vào mà thành, avalokita
+ isvara. Nguyên ý của avalokita là
“quán khán” 观看, “chiếu kiến” 照见.
Nguyên ý của isvara là “tự tại” 自在. Hàm nghĩa của cả câu là
Quán khán thượng đích tự tại giả
观看上的自在者
Nếu theo bạch thoại hiện nay, Avalokitesvara có thể giải thích là:
Vô sở bất kiến, vô sở bất tại
无所不见, 无所不在
Không có ý nghĩa “quán kì âm thanh” 观其音声 hoặc “quán khán thế giới hoặc cầu cáo giả thanh âm” 观看世界或求告者声音.
Từ đó về
sau, trong những kinh điển dịch sang Hán văn, dịch danh “Quán Tự Tại”, “Quán Thế
Âm” đều có người dùng theo, và cũng được những người tín ngưỡng tiếp nhận. Ví dụ
như vị tăng nhân Ấn Độ ở thời Đường là Thực Xoa Nan Đà 实叉难陀 dịch Hoa Nghiêm kinh 华严经, Bồ Đề Lưu Chí
菩提流志 dịch Đại bảo
tích kinh – Vô lượng thọ Như Lai hội 大宝积经 - 无量寿如来会, vị tăng
nhân đời Tống là Pháp Hiền 法贤 dịch Đại thừa trang nghiêm vô lượng kinh 大乘庄严无量经 v.v… đều
xưng là “Quán Tự Tại”.
2- Huyền cơ
trong “Quán Tự Tại”
Tại sao gọi là “Quán Tự Tại”? ngài Huyền Trang cuối cùng đã nhận thức được
điều gì? Chúng ta hãy nghe cách giải thích của các vị đại sư về Phật học hiện đại
Ý nghĩa
của “Quán Tự Tại” chú trọng ở chữ “Quán”, tuỳ lúc tuỳ nơi, quán chiếu khởi tâm
động niệm, chiếu quản sự trổi dậy lắng xuống của mỗi tư tưởng, nhưng không phải
dùng mắt để nhìn, mà là lấy trí tuệ của mình để quan sát, đây chính là phương
pháp làm.
Thánh Nghiêm pháp sư 圣严法师:
Quán Tự
Tại chính là công năng đem pháp môn Quán Âm tu hành thành công. Quán Âm Bồ Tát
trước tiên là dùng nhĩ căn để nghe những âm thanh từ bên ngoài; sau đó hướng nội
mà nghe, nghe vô thanh chi thanh, đạt đến lục căn hỗ dụng, lục căn thanh tịnh,
đối với cảnh giới không sinh chấp trước, cho nên gọi là Quán Tự Tại.
Giác Âm cư sĩ 觉音居士:
Quán Tự
Tại, là chỉ từ bản thân mình xuất phát, quán hết mọi người, mọi sự việc, mọi sự
vật, đạt được tự tại, không bị bất cứ sự vật gì trói buộc, không bị phiền não
quấy rầy, vô quải ngại, vô sở đắc, vô sở cầu, bất thủ bất xả, sau đó mới có thể
có được sự giải thoát chân chính. Cho nên Quán Thế Âm là “bi” 悲, Quán Tự Tại là “trí” 智,
bi trí song toàn chính là đức tính của Quán Thế Âm Bồ Tát, cũng là năng lực sở
tại mà Bồ Tát trừ khổ cho nhân loại thế gian.
Duy Từ pháp sư 唯慈法师:
Vì sao
gọi là Quán tự Tại? đây cũng có thể giải thích từ 2 phương diện, một là từ
phương diện trí tuệ, một là từ phương diện từ bi. Tức là những sự việc vốn có trên
thế gian mà vị Bồ Tát này dùng trí tuệ của mình để quan sát đều rất viên dung, không có chướng ngại và câu
thúc; mặt khác, Bồ Tát lấy tâm từ bi cứu độ chúng sinh, nhìn thấy chúng sinh thế
nào liền dùng phương pháp thế ấy cứu độ, cho thuốc ứng với bệnh rất tự do tự tại,
không có chướng ngại nào, như vậy, gọi là Quán Tự Tại.
Bất luận
là Quán Tự Tại hay Quán Thế Âm, 2 dịch danh này thông qua sự giải thích tinh diệu
của 2 vị pháp sư, đã truyền đạt chân đế tín ngưỡng Quán Âm.
Phật
đản 2014
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 13/5/2014
Nguyên tác Trung văn
HUYỀN TRANG ĐẠI
ĐẢM THẾ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT CẢI DANH?
玄奘大胆替观世音菩萨改名?
Trong quyển
QUÁN ÂM TIỂU BÁCH KHOA
观音小百科
Tác giả: Nhan Tố Tuệ 颜素慧
Trường Sa – Nhạc Lộc thư xã, 2002
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật