TRƯƠNG NGHI
Trương
Nghi 张仪 (? – năm 310 trước công nguyên), Tể tướng thời Tần
Huệ Văn Vương 秦惠文王, Nguỵ Huệ Vương 魏惠王. Tung hoành gia trứ danh.
Trương Nghi 张仪 người nước Nguỵ. Những năm đầu từng cùng Tô Tần 苏秦 theo học với Quỷ Cốc Tử 鬼谷子, tài học của ông vượt qua
Tô Tần. Sau khi học thành tài, Trương Nghi đi khắp nơi, du thuyết các nước,
nhưng đều thất bại. Có một lần ông đến nước Sở tham dự buổi tiệc của vị Tướng
quốc nước Sở, sau buổi tiệc, viên ngọc bích của nhà Tướng quốc bị mất, mọi người
cho rằng Trương Nghi nghèo khổ phẩm hạnh không đoan chính, nghi ngờ ông lấy trộm
viên ngọc. Ông bị đem ra khảo vấn, cuối cùng do vì không tìm được chứng cứ nên
mới được thả
về. Về đến nhà, vợ ông trách rằng:
- Nếu
ông không đọc sách, du thuyết thì làm sao chịu nhục như thế này!
Trương Nghi không hề lo buồn, nói đùa
rằng:
- Nàng
xem thử lưỡi ta có còn không?
Người vợ đáp:
- Đương
nhiên là còn.
Trương Nghi đắc ý nói rằng:
- Như
thế là đủ rồi.
Trương Nghi vẫn kiên trì đi trên con
đường du thuyết cầu quan.
Về sau, Tô Tần được nước Triệu trọng dụng,
đồng thời liên hợp 6 nước để chống Tần. Trương Nghi nghe tin, rất hưng phấn, vội
đến nước Triệu để gặp người bạn cũ. Tô Tần sợ nước Tần dùng người tài sẽ tấn
công Triệu, phá hoại liên minh 6 nước, chỉ có để Trương Nghi đến nước Tần nắm
quyền mới có thể ngăn cản nước Tần làm nguy hại đến việc 6 nước liên minh, vì
thế Tô Tần cố ý lạnh nhạt Trương Nghi, sai người giữ cửa không cho vào. Qua một
thời gian, Tô Tần mới tiếp kiến, nhưng lại để ngồi ở dưới nhà, cho ăn thức ăn của
tôi tớ, còn châm biếm rằng:
- Với
tài học của anh, không ngờ lại đến tình cảnh này
Trương Nghi bị sỉ nhục, ôm hận trong
lòng đi sang Tần. Tô Tần sai thủ hạ giả trang kết bạn đi đường với Trương Nghi,
trên đường giúp đỡ tiền bạc. Năm 329 trước công nguyên, Trương Nghi đến Tần, yết
kiến Tần Huệ Văn Vương 秦惠文王, đồng thời
đề xuất sách lược liên hoành, nhận được sự tán thưởng của Tần Huệ Văn Vương, và
được bái làm khách khanh.
Năm sau, Trương Nghi nhận mệnh cùng với
công tử Hoa 华 công chiếm
trọng trấn của nước Nguỵ là Bồ Dương 蒲阳.
Sau đó, Trương Nghi khuyên Tần Huệ Văn Vương nhìn từ đại cục, đem Bồ Dương trả
lại cho Nguỵ. Trương Nghi phụng mệnh đi sứ sang Nguỵ để xử lí việc đó. Trương
Nghi nói với Nguỵ Huệ Vương 魏惠王
rằng:
- Nước
Tần đối với quý quốc hậu đãi như thế, quý quốc cũng nên lấy lế đáp lại nước Tần.
Nguỵ Huệ Vương đem 15 huyện của Thượng
quận 上郡 dâng cho Tần để thể hiện
lòng cảm tạ. Việc này khiến Tần Huệ Văn Vương rất vui mừng, vì thế năm đó khi
nước Tần lần đầu lập chức Tướng quốc (cũng gọi là “Tướng bang”), đã bái Trương
Nghi làm Tướng quốc, phong Vũ Tín Hầu 武信侯.
Từ đó trở đi, Trương Nghi giúp Tần Huệ
Văn Vương xưng Vương (vốn xưng là “Quân”); đem quân đánh đất Thiểm; hội kiến đại
thần của hai nước Tề Sở tại Niết Tang 啮桑
(nay là tây nam huyện Bái 沛tỉnh
Giang Tô 江苏), làm tan rã liên minh Tề Sở.
Năm 322 trước công nguyên, để đẩy mạnh
chính sách liên hoành, Tần Huệ Văn Vương cố ý miễn chức Tướng của Trương Nghi,
phái Trương Nghi sang nước Nguỵ, để khiến Nguỵ phục tùng nước Tần. Lúc bấy giờ
Tướng quốc nước Nguỵ là Huệ Thi 惠施
nhân vì quốc sách liên hiệp với Tề không hiệu quả nên bị Nguỵ
vương đuổi đi, Trương Nghi được nhậm dụng làm Tướng. Trương Nghi khuyên Nguỵ Huệ
Vương phục tùng nước Tần, đồng thời lấy đó làm tấm gương để các nước bắt chước
theo đó thuận theo nước Tần. Nguỵ Huệ Vương không đáp ứng, Tần Huệ Văn Vương liền
dùng vũ lực công chiếm Khúc Ốc 曲沃,
Bình Chu 平周 của Nguỵ. Năm 319 trước công
nguyên, Nguỵ Huệ Vương mất, Tương Vương 襄王
kế vị. Trương Nghi một lần nữa khuyên Tương Vương phục tùng nước Tần, nhưng
cũng vấp phải sự cự tuyệt, nên ngầm thông báo nước Tần một lần nữa xuất binh
đánh bại nước Nguỵ, bức Nguỵ khuất phục. Sau khi Trương Nghi hoàn thành sứ mệnh
về lại nước Tần vẫn đảm nhiệm chức Tướng quốc nước Tần. Chẳng bao lâu, Công Tôn
Diễn 公孙衍 phát động Nguỵ, Hàn … 6 nước
đánh Tần, nước Nguỵ lại chống lại Tần.
(còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 23/4/2014
Nguyên tác Trung văn
TRƯƠNG NGHI
张仪
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH ĐẠI TỂ
TƯỚNG LỤC
中国历代宰相录
Chủ biên: Dương Kiếm
Vũ 杨剑宇
Thượng Hải văn hoá xuất
bản xã, 1999.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật