優孟哭馬諫楚王
優孟,故楚之樂人也。長八尺,多辯,常以談笑諷諫。楚莊王之時,有所愛馬,衣以文繡,置之華屋之下,席以露床,啗以棗脯。馬病肥死,使群臣喪之,欲以棺槨大夫禮葬之。左右爭之,以為不可。王下令曰:「有敢以馬諫者,罪至死。」優孟聞之,入殿門。仰天大哭。王驚而問其故。優孟曰:「馬者王之所愛也,以楚國堂堂之大,何求不得,而以大夫禮葬之,薄,請以人君禮葬之。」王曰:「何如?」對曰:「臣請以彫玉為棺,文梓為槨,楩楓豫章為題湊,發甲卒為穿壙,老弱負土,齊趙陪位於前,韓魏翼衛其后,廟食太牢,奉以萬戶之邑。諸侯聞之,皆知大王賤人而貴馬也。」王曰:「寡人之過一至此乎!為之柰何?」優孟曰:「請為大王六畜葬之。以壟灶為槨,銅歷為棺,齎以薑棗,薦以木蘭,祭以糧稻,衣以火光,葬之於人腹腸。」於是王乃使以馬屬太官,無令天下久聞也。
(史記
- 滑稽列傳)
ƯU MẠNH KHỐC MÃ GIÁN SỞ VƯƠNG
Ưu Mạnh, cố Sở chi nhạc nhân dã. Trường
bát xích, đa biện, thường dĩ đàm tiếu phúng gián. Sở Trang Vương chi thời, hữu
sở ái mã, ý dĩ văn tú, trí chi hoa ốc chi hạ, tịch dĩ lộ sàng, đạm dĩ tảo bô.
Mã bệnh phì tử, sử quần thần tang chi, dục dĩ quan quách đại phu lễ táng chi. Tả
hữu tranh chi, dĩ vi bất khả. Vương hạ lệnh viết: “Hữu cảm dĩ mã gián giả, tội
chí tử.” Ưu Mạnh văn chi, nhập điện môn. Ngưỡng thiên đại khốc. Vương
kinh nhi vấn kì cố. Ưu Mạnh viết: “Mã
dã vương chi sở ái dã, dĩ Sở quốc đường đường chi đại, hà cầu bất đắc, nhi dĩ đại
phu lễ táng chi, bạc, thỉnh dĩ nhân quân lễ táng chi.” Vương viết: “Hà như?” Đối
viết: “Thần thỉnh dĩ điêu ngọc vi quan, văn tử vi quách, tiện phong dự chương
vi đề thấu, phát giáp tốt vi xuyên khoáng, lão nhược phụ thổ, Tề Triệu bồi vị ư
tiền, Hàn Nguỵ dực vệ kì hậu, miếu tự Thái lao, phụng dĩ vạn hộ chi ấp. Chư hầu
văn chi, giai tri đại vương tiện nhân nhi quý mã dã.” Vương viết: “Quả nhân chi
quá nhất chí thử hồ? Vi chi nại hà?” Ưu Mạnh viết: “Thỉnh vi đại vương lục súc
táng chi. Dĩ lũng táo vi quách, đồng lịch vi quan, tê dĩ khương tảo, tiến dĩ mộc
lan, tế dĩ lương đạo, ý dĩ hoả quang, táng chi ư nhân phúc trường.” Ư thị vương
nãi sử dĩ mã thuộc Thái quan, vô linh thiên hạ cửu văn dã
(Sử kí – Hoạt kê liệt truyện)
ƯU MẠNH KHÓC NGỰA CAN VUA SỞ
Ưu Mạnh là nghệ nhân ca hát của nước Sở, thân cao 8 xích, rất
có tài biện luận, thường dùng cách châm biếm để khuyên can.
Lúc bấy giờ Sở
Trang Vương có một con ngựa yêu, mặc cho nó gấm thêu, nuôi nó trong căn phòng
hoa lệ, giường trải chiếu trúc, cho ăn táo khô. Ngựa nhân vì quá mập mà chết, Sở
Trang Vương bèn ra lệnh cho quần thần làm lễ tang, dùng quan quách chôn ngựa
theo nghi thức đại phu. Bề tôi can ngăn cho là không nên. Vương xuống lệnh rằng:
Ai dám ngăn lễ tang của ngựa sẽ bị tội chết.
Ưu Mạnh nghe được chuyện vội vào điện ngửa mặt
lên trời khóc lớn. Vương thất kinh hỏi nguyên nhân. Ưu Mạnh đáp rằng:
Ngựa
này là con vật yêu của Đại vương, Sở đường đường là một nước lớn, làm việc gì
mà chẳng được, thế mà dùng lễ đại phu để chôn nó, như vậy là bạc lắm. Xin dùng
lễ quân vương để chôn.
Vương hỏi:
Lễ
quân vương như thế nào?
Ưu Mạnh đáp rằng:
Xin lấy ngọc đẽo làm quan tài, lấy gỗ cây tử làm quách, lấy gỗ cây tiện, gỗ cây phong, gỗ dự chương những loại gỗ thượng
đẳng làm “đề thấu” 题凑(1),
sai quân sĩ đào huyệt, lệnh cho người già yếu vác đất, bảo người nước Tề nước
Triệu dàn hàng phía trước, người nước Hàn nước Nguỵ hộ vệ phía sau, đưa nó vào
miếu dâng cỗ Thái lao, lệnh cho ấp có vạn hộ thờ phụng. Chư hầu nghe được, đều
biết Đại vương coi thường con người mà quý trọng ngựa.
Sở Trang Vương bảo rằng:
Lỗi của quả nhân đến như thế sao? Làm thế
nào bây giờ?
Ưu Mạnh đáp rằng:
Xin Đại vương chôn ngựa theo cách của lục
súc. Lấy bếp làm quách, lấy vạc đồng là quan tài, dùng gừng táo làm gia vị,
dùng mộc lan để khử mùi tanh, dùng gạo nếp làm tế phẩm, lấy củi lửa làm quần
áo, chôn vào trong bụng người.
Vương bèn sai đem
ngựa giao cho vị quan chủ quản việc bếp núc trong cung, không để cho thiên hạ
lan truyền chuyện này.
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- ĐỀ THẤU 题凑: được xem là một loại táng thức, hình thức
chủ yếu chính là “hoàng trường đề thấu” 黄肠题凑. Về “hoàng trường đề thấu”, tên gọi này
được thấy sớm nhất ở Lã Thị Xuân Thu 吕氏春秋, chỉ loại kết cấu hình khuông dùng gỗ bách chất chung quanh quách
thất của lăng tẩm đế vương thời Tây Hán. Gọi là “hoàng trường” tức chỉ gỗ bách
sau khi đã loại bỏ phần vỏ. Chung quanh quan quách dùng những khúc gỗ chất vây
lại thành bức tường, bên trên đậy bằng những tấm ván, nhìn giống như một gian
phòng, phía ngoài còn có tiện phòng. Ngoài thiên tử ra, chư hầu, đại phu, sĩ
cũng có thể dùng đề thấu, nhưng nhìn chung không được dùng gỗ bách, chỉ dùng gỗ
tùng hoặc các loại gỗ tạp khác.
Sử
dụng “hoàng trường đề thấu”, một mặt biểu thị thân phận và địa vị của chủ nhân
ngôi mộ, mặt khác bảo vệ quan tài tránh được sự tổn hại.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 10/3/2014
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật