KHOẢNG GIỮA HAI CHÂN MÀY
BÀN VỀ CHỮ “NHAN”
Chữ
“nhan” 颜 trong dung nhan, vốn không chỉ cả khuôn mặt người, mà
là chỉ khoảng giữa hai chân mày, vị trí mà từ “nhan” chỉ rất nhỏ. Tuy trong Trung Hoa đại từ điển 中华大辞典 giải
thích là:
Nhan, nhân đích mi mục chi gian
颜, 人的眉目之间
(Nhan là khoảng giữa chân mày và mắt)
so với câu trong Thuyết
văn 说文 là:
Lưỡng mi chi gian (1)
两眉之间
(Khoảng giữa hai chân mày)
phạm vi lớn hơn một chút, nhưng cũng vẫn không chỉ cả
khuôn mặt người. Thành ngữ “Tiếu trục nhan khai” 笑逐颜开 không phải nói về khuôn mặt người, mà chỉ là chỉ khoảng giữa hai chân
mày, nếu không thì mặt người làm sao có thể giãn ra được? Ngoài ra, từ “phá
nhan” 破颜 trong “Phá nhan nhất tiếu” 破颜一笑 cũng không chỉ cả khuôn mặt người. Trong thơ văn, nghĩa của chữ “nhan”
từ lâu đã mở rộng chỉ khuôn mặt. Như thời Tam Quốc, cháu của Tôn Quyền là Tôn Hạo
孙浩 thích lột da mặt người, và nói “tăng kì nhan chi hậu”
憎其颜之厚 (ghét da mặt dày). Sự hoành hành tàn bạo, ra tay giết
những người gây oán, lột da mặt này là một trong những khốc hình của ông ta,
ông ta quyết không phải chỉ làm tổn thương đến chút da ở khoảng giữa hai chân
mày.
Trong
quá trình phát triển của ngôn ngữ, “nhan” chỉ cả khuôn mặt người, nhiều từ song
âm có chữ “nhan”, có từ chỉ khuôn mặt, có từ chỉ sắc mặt. Như:
- “thánh nhan” 圣颜
“thiên nhan” 天颜 chỉ mặt vua
- “tôn nhan” 尊颜 chỉ mặt của bậc trưởng thượng
- “ngọc nhan” 玉颜 chỉ mặt mĩ nhân
- “tiếu nhan” 笑颜 “hoan nhan” 欢颜 thể hiện sắc mặt
vui mừng
- “điêu nhan” 凋颜 tả sắc mặt ủ dột
- “suy nhan” 衰颜 chỉ sắc mặt già yếu
- “đà nhan” 酡颜hình dung sắc mặt của người say
Chữ “nhan” cũng chỉ sắc mặt
con người. Nhưng riêng một chữ “sắc” 色 cũng có thể chỉ sắc
mặt con người. Như trong Xúc Long thuế
Triệu Thái hậu 触龙说赵太后 có câu:
Thái hậu chi sắc thiểu giải
太后之色少解
(Sắc mặt giận của Thái hậu giảm bớt)
Chữ “sắc” trong câu này chỉ sắc mặt của Thái hậu. Sắc
mặt của mọi người không giống nhau, nên “nhan” lại dẫn đến nghĩa “nhan sắc” 颜色, biểu thị sắc thái.
Không
chỉ thế, gần nghĩa với “nhan”, đặc điểm tương tự có chữ “kiểm” 脸. Trong Hán ngữ cổ, “kiểm” và “nhan” giống nhau, đều
không phải chỉ cả khuôn mặt. “Nhan” nguyên chỉ khoảng giữa hai chân mày, còn
“kiểm” nguyên chỉ phần dưới mắt nhưng trên má. Từ nguyên 词源 chú chữ “kiểm” là “giáp” 颊
(cái má). Vương Lực 王力 nói rằng:
南北朝以后, 才见脸这个字, 脸原指妇女擦胭脂的地方
(Từ sau
thời Nam Bắc triều mới thấy chữ “kiểm” này. “Kiểm” nguyên chỉ chỗ thoa phấn của
phụ nữ)
Bình
thường thường nói:
Phấn kiểm hương tai
粉脸香腮
(Má phấn má hương)
Tửu vựng kiểm
酒晕脸
(Má đỏ say)
đều chỉ hai má. Trong bài Thái liên khúc 采莲曲 Vương Xương Linh 王昌龄
viết rằng:
Hà diệp la quần nhất sắc tài
Phù dung hướng kiểm lưỡng biên khai
荷叶罗裙一色裁
芙蓉向脸两边开
(Lá sen, váy lụa liền một sắc xanh
Hoa sen nở hồng hai bên má)
“kiểm” ở đây cũng chỉ cái má, nếu không thì làm sao
“lưỡng biên khai”?
Bạch Cư
Dị 白居易 vịnh Vương Chiêu Quân 王昭君
rằng:
Mãn diện Hồ sa mãn mấn phong
Mi tiêu tàn đại kiểm tiêu hồng
满面胡沙满鬓风
眉销残黛脸销红
(Mặt đầy cát của đất Hồ, tóc đầy cả gió
Mày phai phấn kẻ, má phai hồng)
“tiêu hồng” chỉ sắc hồng nơi đánh phấn đã phai nhạt.
Còn “kiểm” thời cận đại đã chỉ cả khuôn mặt, “nhan” cũng mở rộng đến cả khuôn mặt.
“Nhan” tức “kiểm”, “kiểm” tức “nhan”, 2 từ này đã thành từ đồng nghĩa, đây là kết
quả của sự phát triển ngôn ngữ.
CHÚ CỦA NGUYÊN TÁC
(1)- Thuyết văn
giải tự chú 说文解字注:
Nhan, mi chi gian dã
颜, 眉之间也
Họ Đoàn chú rằng:
Các bản là “mi mục chi gian” 眉目之间, người ta tự thêm chữ vào.
….. Nhan là khoảng giữa hai chân mày ….. là ấn
đường 印堂 mà trong sách tướng nói đến.
(Thượng
Hải cổ tịch xuất bản xã)
(2)- VƯƠNG LỰC 王力:
Đàm đàm học tập cổ đại Hán ngữ 谈谈学习古代汉语, trang
169. Sơn Đông giáo dục xuất bản xã.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 26/3/2014
Nguyên tác Trung văn
LƯỠNG MI CHI GIAN
ĐÀM “NHAN”
两眉之间
谈 “颜”
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật