BÀI PHÚ
Bài phú
俳赋 là một loại của phú, cũng gọi là “biền phú” 骈赋, khác với “biền văn” 骈文 ở chỗ cuối câu
có vận cước 韵脚 (chân vần). Nghĩa gốc của “bài” 俳
là du hí. Đời Tống gọi đối cú là “bài ngữ” 俳语,
nhân đó gọi loại phú chú trọng đến đối trượng là “bài phú”. “Biền” 骈 có ý nghĩa là đối ngẫu, cho nên cũng được gọi là “biền
phú”. Bài phú xuất hiện khoảng thời Hán Nguỵ, lưu hành vào thời lưỡng Tấn Nam Bắc
triều. Nó là biến thể của Hán phú, điều mà gọi là:
Tam Quốc lưỡng Tấn, trưng dẫn bài từ; Tống Tề Lương Trần,
gia dĩ tứ lục, tắc cổ phú chi biến hĩ.
三国两晋, 征引俳词; 宋齐梁陈, 加以六言, 则古赋之变矣.
(Thời Tam Quốc và Lưỡng Tấn, trưng dẫn bài từ; thời Tống
Tề Lương Trần, thêm vào tứ lục, là biến thể của phú cổ)
(Hán văn điển 汉文典)
Đặc điểm
của biền phú:
- Biền tứ lệ lục 骈四俪六, toàn thiên đều do những cặp đối tứ ngôn và lục ngôn tổ thành, cú thức
chỉnh tề.
- Lệ tảo nhã từ 丽藻雅辞, từ ngữ trau chuốt đẹp như hoa tựa gấm.
- Hai câu một vần, theo sự thay đổi của nội dung
chương tiết mà chuyển vần, cách thức tương đối cố định.
- Dần chú trọng bằng trắc nhịp điệu, đầy tính thẩm mĩ
âm nhạc.
- Độ dài ngắn của bài là tương đối ngắn, mất đi khí tượng
hùng tráng của Hán phú.
Nhìn từ
góc độ phát triển, bài phú thời Nguỵ Tấn thể chế chưa nghiêm. Đặc điểm của nó
là cả bài cơ bản đối trượng, hai câu thành một liên, đại để thuận theo ngữ thế
làm lưu thuỷ đối; cú thức linh hoạt, có câu tam ngôn, lục ngôn cùng câu tao thể;
dùng nhiều hư từ, hành văn lưu loát, từ khí thông thuận, âm vận tự nhiên hài
hoà, chưa chú trọng đến tứ thanh bát bệnh 四声八病 (1). Lục Cơ 陆机 thời Tây Tấn, phú
đã lấy lục ngôn làm chính, hai câu đối liên, thể chế đã tiến đến chỗ nghiêm chỉnh,
nhưng cú thức không tránh khỏi so le. Đến thời Nam triều, bài phú cả toàn thiên đối
liên, kĩ xảo có những điểm mới; luyện chữ dùng điển; chú trọng thanh luật; có
xu hướng tiến đến tứ lục, gần với “luật phú” 律赋.
Tóm lại,
do bởi biền phú chú trọng hình thức hoa mĩ, hướng đến cái đẹp, từ ngữ trau chuốt
nên thể cách dần đi xuống.
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- TỨ THANH BÁT BỆNH 四声八病:
- Tứ thanh:
chỉ 4 thanh là bình, thượng, khứ, nhập.
- Bát bệnh:
chỉ 8 lỗi mắc phải khi làm thơ ngũ ngôn, đó là
- Bình đầu 平头: chữ thứ 1 và chữ thứ 2 của câu 1 và chữ thứ 1, thứ 2
của câu 2 không được cùng thanh điệu, ví dụ:
Phương
thời thục khí thanh
Đề
hồ đài thượng khuynh
芳时淑气清
提壶台上倾
“phương thời” và “đề hồ” đều là bình âm, đây là bình đầu.
- Thượng vĩ 上尾: chữ cuối ở câu 3 và chữ cuối câu 4 không được cùng
thanh điệu, ví dụ ở bài Nhạc phủ:
Thanh thanh hà bạn thảo
Úc úc viên trung liễu
青青河畔草
郁郁园中柳
“thảo” và “liễu” đều là thượng thanh, đây là thượng
vĩ.
- Yêu phong 腰蜂 (lưng
con ong): trong bài thơ ngũ ngôn, chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong một câu không được
có cùng thanh điệu; hoặc chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong một câu không thể cùng thanh
mẫu là trọc âm 浊音, chữ thứ 3 thanh mẫu lại là thanh âm 清音, ví dụ ở bài Ấm
mã Trường thành quật 饮马长城窟:
Khách tùng viễn phương lai
Di ngã song lí ngư
客从远方来
遗我双鲤鱼
“tùng” và “phương” đều là bình thanh; “ngã” và “lí” đều
là trọc âm, chữ “song” ở giữa là thanh âm, khi đọc lên hai đầu nặng, ở giữa nhẹ,
đó là phạm vào yêu phong.
- Hạc tất 鹤膝 (gối con hạc): có 2 thuyết
* Trong bài thơ ngũ ngôn, chữ thứ 5 và chữ thứ 15 có không
được có cùng thanh điệu.
* Tương
phản với lỗi thứ 2 ở “yêu phong”.
Trong
quyển Khái niệm và thuật ngữ Lý luận văn
học Trung Quốc của Phạm Thị Hảo có viết:
Về sau, người ta thường theo quan niệm của
Sái Quan Phu đời Tống, cho rằng trong năm chữ mà đầu và cuối để trọc âm (âm
kêu), giữa để thanh âm (âm điếc) là phong yêu. Đầu cuối đều để thanh âm, giữa để
trọc âm là hạc tất.
(trang 228, nhà xuất bản Văn học, 2008)
* Đại vận 大韵: trong 2 câu ở thơ ngũ ngôn không thể có chữ cùng vận
bộ với vận cước, như ở bài Hán Nhạc phủ:
Hồ Cơ niên thập
ngũ
Xuân nhật độc đương lư
胡姬年十五
春日独当垆
Chữ “hồ” và chữ “lư” cùng vận bộ, đây là phạm vào lỗi
đại vận.
* Tiểu vận 小韵: trong 2 câu của bài ngũ ngôn không được có chữ cùng
thuộc một vận bộ, như:
Cổ thụ
lão liên thạch
Cấp
tuyền thanh lộ sa
古树老连石
急泉清露沙
Chữ “thụ” và chữ “lộ”, chữ “liên” và chữ “tuyền” cùng
vận bộ, đây là phạm lỗi tiểu vận.
* Bàng nữu 旁纽: về lỗi này rất khó giải thích, chỉ nêu đại ý từ
trong Thi thoại 诗话, không biết xuất xứ.
Chỉ 2 câu trong bài ngũ ngôn các chữ không được cùng
thanh mẫu, như;
Ngư du kiến
phong nguyệt
Tẩu thú uý thương đề
鱼游见风月
走兽畏伤蹄
Thanh mẫu của “ngư” và “nguyệt” cùng thuộc cổ âm
“nghi”, đây là phạm lỗi đại nữu. (Ngoài ra “thú” và “tẩu” cùng một vận, phạm lỗi
tiểu vận)
* Chính nữu 正纽: trong 2 câu của thơ ngũ ngôn, các chữ không được tạp
dụng 4 thanh thanh mẫu, vận mẫu giống nhau, như thơ của Giản Văn Đế 简文帝 nhà Lương:
Khinh hà lạc mộ cẩm
Lưu hoả tán thu kim
轻霞落暮锦
流火散秋金
Thanh mẫu và vận mẫu của 2 chữ “Cẩm” và “kim” tương đồng,
chỉ khác thanh điệu, đây là phạm lỗi chính nữu. Còn “lưu” và “thu” phạm lỗi tiểu
vận.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 23/3/2014
Nguyên tác Trung văn
BÀI PHÚ
俳赋
Trong quyển
HÁN PHÚ ĐÍCH LỊCH SỬ
汉赋的历史
Tác giả: Trương Ân Phú 张恩富
Trùng Khánh xuất bản xã, 2006.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật