Dịch thuật: Chữ "mã" viết sai, Thạch Kiến sợ chết

CHỮ “MÔ VIẾT SAI, THẠCH KIẾN SỢ CHẾT
BÀN VỀ CHỮ “MÔ

            là chữ tượng hình, phần trên của chữ dạng phồn thể là 3 nét ngang, giống bờm ngựa; phần dưới giống 4 chân. Nhưng chữ trong thể tiểu triện phần dưới lại có 5 nét, với 5 nét này có thuyết cho là 4 chân 1 đuôi, cũng có thuyết cho là nhìn mặt bên là 2 chân 3 đuôi. Mặc dù cách nhìn không giống nhau, nhưng viết ra vẫn là như nhau. Chữ thể tiểu triện gốc từ văn tự cổ của nước Lục (*) được giản hoá. Thời Tần thể chữ tiểu triện xuất hiện, đánh dấu việc đại thống nhất văn tự. Sau khi văn tự được thống nhất, không thể tuỳ ý gia giảm nét bút, ai viết bậy, không rõ ràng sẽ bị trừng phạt.. Trong Sử ký – Vạn Thạch Quân liệt truyện 史记 - 万石君列传 có ghi lại câu chuyện chữ bị viết sai. Thời Vũ Đế 武帝 có một người tên Thạch Kiến 石建 giữ chức Lang trung lệnh 郎中令, khi viết tấu sớ, đã viết nhầm phần dưới chữ 5 nét  thành 4 nét. Sau khi phát hiện, ông ta vô cùng lo lắng, sợ Vũ Đế trông thấy bắt tội chết (1) (**).
               Lưu Hiệp 刘勰 thời Nam triều trong Văn tâm điêu long – Luyện tự 文心雕龙 - 练字cũng có nhắc đến chuyện này:
          Lại dân thướng thư, tự mậu triếp hặc, thị dĩ Mã tự khuyết hoạch, nhi Thạch Kiến cụ tử. Tuy vân tính thận, diệc thời trọng văn (tự) dã.
吏民上书, 字谬辄劾, 是以马字缺画, 而石建惧死. 虽云性慎, 亦时重文().
          (Quan lại và dân dâng thư lên, chữ viết sai lập tức bị khiển trách, cho nên chữ Mã vì viết thiếu nét mà Thạch Kiến sợ phải chết. Việc này nói lên rằng tính ông ta cẩn thận, nhưng cũng cho thấy lúc bấy giờ coi trọng văn tự)
          Từ việc này chúng ta có thể thấy rằng, văn tự sau khi đã được định hình thống nhất, trong một khoảng thời gian tương đối dài, không cho phép mọi người tuỳ ý sửa đổi, cho dù chỉ là sai một nét cũng có thể bị tai hoạ.
          Từ đồng nghĩa với có nhiều, danh xưng cũng nhiều. Như ngựa đen gọi là Ly , ngựa vàng gọi là Phiếu , ngựa bờm đen thân đỏ gọi là Lưu , ngựa sắc xanh trắng pha tạp gọi là Truy , ngựa nơi trán có lông trắng gọi là (2), ngựa bờm đen thân trắng gọi là Lạc v.v… Trong Thuyết văn 说文ghi rằng:
Mã cao lục xích viết Kiêu.
马高六尺曰骄
(Ngựa cao 6 thước gọi là Kiêu)
          Trong Trịnh tiên 郑笺 (***) ghi rằng:
Lục xích dĩ hạ vi Câu.
六尺以下为驹
(Ngựa cao 6 thước trở xuống gọi là Câu)
          Theo Quần thư khảo sách 群书考索
Phàm mã mao khả phân giả hữu cửu thập nhất chủng.
凡马毛可分者有九十一种
(Theo sắc lông của ngựa có thể phân thành 91 loại)
           Như mọi người đều biết con ngựa Ô Truy 乌骓 mà Hạng Vũ 项羽 thường cưỡi. Hạng Vũ lúc bị vây ở Cai Hạ 垓下, cảm thán cho bản thân ở vào đường cùng đã cất lên câu:
Thời bất lợi hề Truy bất bất thệ.
时不利兮骓不逝
(Thời không có lợi mà ngựa Ô Truy cũng không tiến lên).
Truy ở đây chính là ngựa có sắc xanh trắng. Lưu Bị 刘备 khi bị sụp ở Đàn Khê 檀溪, đã hô to:
Đích Lô, kim nhật nguy hỹ, khả nỗ lực.
的卢, 今日危矣, 可努力
(Đích Lô, nay gặp nguy, khá gắng sức lên)
Ngựa đã nhảy vọt một phát cao đến 3 trượng, vượt khỏi Đàn Khê, và Lưu Bị đã tránh được tai hoạ (****).
          Trong Vĩnh ngộ lạc – Kinh Khẩu Bắc cố đình hoài cổ 永遇乐 - 京口北固亭怀古của Tân Khí Tật 辛弃疾  có câu:
Mã tác Đích Lô phi khoái.
马作的卢飞快
(Ngựa như Đích Lô phi nhanh lên trước)
Đích Lô ở đây chỉ loại ngựa trên trán có lông trắng
          Loại ngựa nổi tiếng xưa nay rất nhiều, Chu Mục Vương 周穆王Hoa Lưu 骅骝, Lục Nhĩ 绿耳, Xích Ký 赤骥, Bạch Nghĩa 白义, Cừ Hoàng 渠黄, Du Luân 踰轮, Đạo Ly 盗骊, Sơn Tử 山子 gọi là Bát tuấn 八骏 (3); vua Tần có Truy Phong 追风, Bạch Thố 白兔; Đường Thái Tông có Quyền Mao Qua 拳毛騧, Thập Phạt Xích 什伐赤, Bạch Đề Ô 白蹄乌, Đặc Lặc Phiếu 特勒骠, Táp Lộ Tử 飒露紫, Thanh Truy 青骓 gọi là Lục tuấn 六骏.
           Những điều trên có thể tìm thấy trong Kim thạch lục 金石录 (*****).
            Quan Công 关公Xích Thố 赤兔; Trương Phi 张飞Ngọc Truy 玉骓 (4); Tần Thúc Bảo 秦叔宝Hốt Lôi tuấn 忽雷骏 (5). Ngựa nổi tiếng còn có Huyết hãn mã 血汗马 mà Lý Quảng Lợi 李广利 có được từ nước Đại Uyển 大宛, mồ hôi của giống ngựa này đỏ như máu, tức cùng chủng loại với ngựa Xích Thố của Quan Vân Trường.
          Vào thời Hán Hoàn Đế 汉桓帝ở nước Ô Tôn 乌孙 có loại Quả hạ mã 果下马, đây là giống ngựa nhỏ có thể đi dưới tán cây ăn trái. Đương nhiên giống ngựa này tuy nhỏ nhưng cũng không thể so với loại Pháp lạp bối lược 法拉贝略(******) của Argentina, đây là giống ngựa nhỏ nhất từ xưa tới nay, cao chỉ chừng 30 cm, trọng lượng chưa đến 5 ký.    (còn tiếp)

CHÚ CỦA NGUYÊN TÁC
(1)-  Trong Nhị thập ngũ sử - Sử ký – Thạch Phấn liệt truyện 二十五史 - 史记 - 石奋列传 có ghi:
Ngộ thư! ‘Mã’ giả dữ vỹ đương ngũ, kim nãi tứ, bất túc nhất. Thượng khiển tử hỹ.
误书! ‘者与尾当五, 今乃四, 不足一. 上谴死矣
       (Viết nhầm rồi! Chữ ‘Mã’ 4 chấm với cái đuôi là 5 nét, nay viết có 4, thiếu một nét. Hoàng thượng mà khiển trách chắc phải chết)
          Quyển 103, trang 307, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, Thượng Hải thư điếm.
(2)- Phương Dĩ Trí 方以智 trong Thông nhã 通雅  trang 1375 đã dẫn lời trong Tướng mã kinh 相马经
          Bạch ngạch nhập khẩu giả, Du Nhạn viết Đích Lô. Chuẩn thượng hữu tuyền mao, viết Đích Vẫn, giai bất nghi thừa.
白额入口者, 榆雁曰的卢. 準上有旋毛, 曰的吻, 皆不宜乘
          (Trán có vệt trắng kéo dài đến miệng, con Du Nhạn gọi là Đích Lô. Trên sống mũi có chòm lông xoáy gọi là Đích Vẫn, đều là những giống ngựa không nên cưỡi)
                                                            Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.
(3)- Liệt Tử  Chu Mục Vương thiên (列子周穆王篇), trang 70,
                                                             Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.
(4)- Trong Hoàn vũ ký (寰宇记) có ghi:
          Trương Phi hữu mã hiệu Ngọc Truy, thời nhân ca viết: ‘Nhân trung hữu Trương Phi, mã trung hữu Ngọc Truy’.
张飞有马号玉追, 时人歌曰: ‘人中有张飞, 马中有玉追
          (Trương Phi có con ngựa tên là Ngọc Truy, người lúc bấy giờ có câu: ‘Người, có Trương Phi; ngựa, có Ngọc Truy’)
(5)- Trong Dậu Dương tạp trở 酉阳杂俎
Đường Tần Thúc Bảo sở thừa mã danh Hốt Lôi tuấn.
唐秦叔宝所乘马名忽雷骏
(Con ngựa mà Tần Thúc Bảo đời Đường cưỡi có tên là Hốt Lôi tuấn)
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(*)- NƯỚC LỤC (LỤC QUỐC - 六国): tên một nước thời cổ, địa điểm hiện nay là tại khu vực thành phố Lục An 六安, tỉnh An Huy 安徽. Nước Lục cổ là vùng đất phong cho con cháu Cao Dao 皋陶.
          - Nước Lục thời kỳ nhà Thương:
          Ông Thang dẹp nhà Hạ, lập nên nhà Thương, nước Lục là một trong những nước được phong trọng yếu của nhà Thương.
          - Nước Lục thời kỳ nhà Chu:
              Sau khi về với nhà Chu, nước Lục có lúc theo có lúc phản.
          Thời kỳ Xuân Thu các nước chư hầu tranh bá, thế lực nước Sở mạnh dần lên. Năm thứ 26 đời Sở Mục Vương 楚穆王 ( năm 622 trước CN) Sở diệt nước Lục.
          Từ vua Vũ “phong con cháu Cao Dao đất Anh , đất Lục đến Sở Mục Vương diệt nước Lục, vùng này lập quốc dài khoảng 1500 năm. Đây là một trong những Phương quốc có thời gian lập quốc dài nhất trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi nước Sở diệt nước Lục, nơi này trở thành thuộc ấp của nước Sở.   
          Nguồn http://baike.baidu.com/view/390487.htm
(**)- Trong Sử ký – Vạn Thạch Trương Thúc liệt truyện 史记 - 万石张叔列传 ghi rằng:
          Kiến vi Lang Trung Lệnh, thư tấu sự, sự há, Kiến độc chi viết: “Ngộ thư! ‘Mã’ giả dữ vỹ đương ngũ. Kim nãi tứ, bất túc nhất. Thượng khiển tử hỹ” Thậm hoàng khủng. Kỳ vi cẩn thận. Tuy tha giai như thị.
          建为郎中令, 书奏事, 事下, 建读之曰: “误书! ‘者与尾当五, 今乃四, 不足一. 上谴死矣甚惶恐, 其为谨慎, 虽他皆如是.
          (Thạch Kiến lúc làm Lang Trung Lệnh, có một lần viết tấu chương dâng lên, khi tấu chương phê xong đưa xuống, Thạch Kiến đọc lại, nói rằng: “Viết sai rồi! Bốn chấm dưới chữ ‘Mã’ với cái đuôi phải là 5 nét. Nay viết có 4 nét, thiếu mất một nét. Hoàng thượng mà biết được khiển trách chắc ta phải chết”
Có thể thấy Thạch Kiến là người cẩn thận, cho dù là việc gì ông ta cũng đều như thế)
(***)- Trịnh tiên 郑笺: tức Mao Thi truyện tiên 毛诗传笺tác phẩm của Trịnh Huyền 郑玄 (127 – 200)  tự Khang Thành 康成, Kinh học gia thời Đông Hán. Trên cơ sở của Mao truyện 毛传, Trịnh Huyền thu thập thêm thuyết ở kim văn của Tam gia thi  (tức Lỗ thi, Tề thi, Hàn thi) tiến hành chú giải.
(****)- Trong Tam quốc diễn nghĩa 三国演义 hồi thứ 34:
          Khi Lưu Bị 刘备 còn nương tựa vào Thứ sử Kinh Châu là Lưu Biểu 刘表, có một lần phụng mệnh đi đánh Trương Vũ 张武, Trần Tôn 陈孙. Nơi chiến trận Lưu Bị trông thấy con Đích Lô 的卢 mà Trương Vũ đang cưỡi cực kỳ dũng mãnh, khen ngợi không ngớt. Bộ tướng là Triệu Vân 赵云giết được Trương Vũ đoạt lấy ngựa. Từ đó con Đích Lô thuộc về Lưu Bị.
          Chẳng bao lâu Lưu Bị biết Lưu Biểu cũng muốn con ngựa này liền tặng. Bộ tướng của Lưu Biểu là Khoái Việt 蒯越 dẫn lời xem tướng ngựa của người anh là Khoái Lương 蒯良 nói rằng:
          Dưới mắt ngựa có đường rãnh, bên trán có đốm trắng, tên gọi là Đích Lô, nhưng cưỡi nó sẽ có hại cho chủ.
khuyên Lưu Biểu đừng cưỡi. Lưu Biểu liến đem con Đích Lô trả lại cho Lưu Bị
          Về sau Sái Mạo 蔡瑁  nhân trong buổi tiệc muốn giết Lưu Bị, Lưu Bị quan sát biết được liền bỏ trốn, cưỡi con Đích Lô chạy đến gần Đàn Khê 檀溪, do bởi Đàn Khê nước chảy xiết nên không thể  qua được bờ bên kia. Lúc bấy giờ truy binh đuổi tới, trong tình huống khẩn cấp, Lưu Bị giục ngựa qua khe, chảy may chân trước của ngựa sa vào hố sâu, Lưu Bị oán hận thốt lên
Đích Lô! Đích Lô! Ngày nay hại ta rồi!
(Đích Lô! Đích Lô! Kim nhật phương ngô!)
( 的卢! 的卢! 今日妨吾!)
Bỗng nhiên Đích Lô vùng dậy, đại phát thần oai, từ trong vũng nước nhảy vọt lên cao 3 trượng, bay qua bờ bên kia. Lưu Bị thoát được hiểm nguy.
(*****)- Kim thạch lục (金石录): bộ trước tác Kim thạch học do Triệu Minh Thành (赵明诚) (1081 – 1129) đời Tống biên soạn, gồm 30 quyển, chép lại những văn tự thạch khắc minh văn trên chung đỉnh, di khí cùng những bi minh mộ chí từ thời Tam đại đến thời Tuỳ Đường Ngũ đại.
(******)- Pháp lạp bối lược 法拉贝略 tức giống ngựa Falabella của Argentina. Một số tư liệu viết là Pháp lạp bối lạp 法拉贝拉.

                                                                    Huỳnh Chương Hưng
                                                                   Quy Nhơn 09/02/2014                

Nguyên tác Trung văn
MÃ TỰ NGỘ TẢ, THẠCH KIẾN CỤ TỬ
ĐÀM  “MÔ
马字误写石建惧死
  “
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998.
Previous Post Next Post