NHỮNG TRANH
LUẬN TRONG LỊCH SỬ
VỀ HAI TÍNH
CHẤT CỦA KINH THI
(tiếp theo)
Sự
thực, trước đó cũng đã có không ít học giả viết bài phản bác thuyết Kinh Thi là dân ca. Người nói có sức
thuyết phục nhất và cũng phản bác sớm nhất là học giả nổi tiếng Chu Đông Nhuận 朱东闰. Vào những năm 30
của thế kỉ 20 ông đã đăng bài Quốc phong
xuất tự dân gian thuyết chất nghi 国风出自民间说质疑, từ tình hình thống kê tác giả các thiên trong Kinh Thi, từ bản văn của Kinh Thi
tiến hành phân tích tỉ mỉ, đề xuất “Quốc phong” hoàn toàn không phải đều
xuất phát từ dân gian. Ông nói rằng: đại để những điều mà “Quốc phong” nói đến
như: địa vị, cảnh ngộ, phục ngự, thị tùng nô bộc, người làm ra bài thơ hoặc nói
về mình hoặc nói về người khác có liên quan, hoặc nói đến người được ca vịnh, đều
là những việc của giai cấp thống trị, thơ của họ cũng là thơ của giai cấp thống
trị. “Quốc phong” đã như thế, “Đại nhã”, “Tiểu nhã” và “tam tụng” càng thấy rõ (1).
Năm 1959, Hồ Niệm Di 胡念贻 cũng viết bài nói
rằng:
Đem “Quốc phong” và một bộ phận của “nhị
nhã” cho là dân ca là không phù hợp với nội dung thực tế của nó.
Ông
cho rằng, chỉ có một bộ phận nhỏ là dân ca, còn đại bộ phận là văn học do nhân
sĩ giai cấp thống trị viết ra (2). Đáng tiếc là những luận thuật này
trong một thời gian dài không được giới học giả coi trọng.
Sau
những năm 80, giới học thuật đã có xu hướng mới, có học giả tiến một bước thảo
luận vấn đề này. Như Phan Trọng Quy 潘重规 đề xuất:
Khởi đầu việc sáng tạo ba trăm thiên có liên
quan đến việc giáo hoá chính trị. Sáng tạo hoàn thành nó trở thành công cụ giáo
hoá chính trị. Công cụ giáo hoá chính trị này do quốc sử nhạc quan thu thập, quan
lại chính phủ bảo tồn, truyền dạy và phổ biến rộng rãi. Đây là tình hình thực của
việc hình thành “Kinh Thi” trước Khổng Tử. Rõ được điều này mới biết tại sao
các thiên trong “Kinh Thi” đều liên quan đến thời sự chính giáo, tại sao các
thiên đều biểu đạt ý kiến khen cái tốt châm biếm cái xấu (3).
Trịnh
Chí Cường 郑志强 lại từ một giác độ khác đề xuất, những tác phẩm tổ
thành bộ phận Kinh Thi là những lời của
các cấp quý tộc vương triều Chu trong những buổi yến tiệc, nhân tài văn hoá
trong các cấp quý tộc là chủ thể chân chính của tác giả Kinh Thi, tính nhân dân không đồng nghĩa với dân ca (4).
Còn có một số học giả hướng đến cách nói chiết trung, như Lỗ Hồng Sinh 鲁洪生 trong Thi kinh
học khái luận 诗经学概论 cho rằng:
Tác
giả không phải là điều kiện tất yếu, đầy đủ và duy nhất, “Quốc phong” là ‘lí hạng
ca dao, địa phương thổ nhạc’ 里巷歌谣, 地方土乐, chủ yếu hiện nay là về ý nghĩa này gọi “Quốc phong”
là dân ca (5).
Riêng
Hạ Truyền Tài 夏传才 thì quy nạp thời gian hơn 10 năm nghiên cứu tổng kết
là dân ca, khái niệm này có cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Cho rằng cái mà văn nghệ
học hiện đại gọi là dân ca và cái mà Trung Quốc cổ đại gọi là dân ca không phải
là một (6). Nhưng mặc dù như
vậy, nhiều học giả đặc biệt là giới Hán học nước ngoài vẫn giữ thuyết dân ca,
bao gồm nhà Xã hội học người Pháp Cát Lan Ngôn 吉兰言 (*), học giả người Mĩ Vương Tĩnh Hiến 王靖献 (**). Có thể nói, thuyết Kinh Thi là dân ca vẫn chiếm địa vị chủ lưu trong giới học thuật,
và có thể thấy loại quan điểm này trong xã hội đã căn thâm đế cố.
CHÚ CỦA NGUYÊN TÁC
(1)- Chu
Đông Nhuận . Thi tam bách thiên thám cố
朱东润 . 诗三百篇探故 [M]. Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã. 1983. Trang 1 –
46.
(2)- Hồ Niệm Di . Quan vu Thi kinh đại bộ phận thị phủ dân ca
đích vấn đề 胡念贻 . 关于诗经大部分是否民歌的问题 [A]. Tiên Tần
văn học luận tập 先秦文学论集 [C]. Trung Quốc xã hội khoa học xuất bản xã. 1981.
Trang 70 – 90.
(3)- Phan Trọng Quy . Thi kinh thị nhất bộ cổ đại ca dao tổng tập
đích kiểm thảo 潘重规 . 诗经是一部古代歌谣总集的检讨 [A]. Trung Quốc nghiên cứu đệ nhị giới quốc tế
Hán học hội nghị luận văn tập 中国研究第二届国际汉学会议论文集 (Văn học tổ thượng sách 文学组上册) [C]. Bắc Đại trung ương nghiên cứu viện. 1989. Trang 59.
(4)- Trịnh Chí Cường . “Thi kinh” một hữu “dân ca” luận 郑志强 . “诗经” 没有 “民歌” 论 [J]. Trung Châu học san. 2005.6: 195 – 201.
(5)- Lỗ Hồng Sinh . Thi kinh học khái luận 鲁洪生 . 诗经学概论 [M]. Liêu Hải xuất bản xã. 1998. Trang 67 – 76.
(6)- Hạ Truyền Tài . Nhị thập thế kỉ Thi kinh học 夏传才 . 二十世纪诗经学 [M]. Học Uyển xuất bản xã. 2005. Trang 321.
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(*)- Cát Lan Ngôn 葛兰言: tức Marcel Granet sinh năm 1884 mất năm 1940, ông là
nhà Xã hội học và là nhà Hán học người Pháp nổi tiếng của thế kỉ 20. Cát Lan
Ngôn đã vận dụng Lí luận xã hội học cùng phương pháp phân tích để nghiên cứu xã
hội, văn hoá, tôn giáo, lễ tục cổ đại Trung Quốc.
Trứ
tác đại biểu của ông có:
Trung Quốc cổ đại đích tiết khánh dữ ca dao 中国古代的节庆与歌谣
Trung Quốc tôn giáo 中国宗教
Trung Quốc cổ đại vũ đạo
dữ truyền thuyết 中国古代舞蹈与传说
Trung Quốc văn minh 中国文明
(**)- Vương Tĩnh Hiến 王靖献: học giả người Mĩ gốc Hoa, nguyên tịch ở Đài Loan.
Năm 1963 tốt nghiệp Học sĩ tại Đại học Đông Hải 东海 ở Đài Loan. Năm
1966 tốt nghiệp Thạc sĩ tại Đại học Iowa
ở Mĩ. Năm 1971 tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học California. Ông là hội viên Hội
nghiên cứu Đông phương học và Châu Á của Mĩ.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn
05/01/2014
Nguyên tác Trung văn
LỊCH SỬ THƯỢNG
THI KINH ĐÍCH LƯỠNG CHỦNG TÍNH CHẤT CHI TRANH
历史上诗经的两种性质之争
Tác giả: Lưu Tự Nghĩa 刘绪义
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật