NHẤT
Ý CÔ HÀNH
一意孤行
TỰ LÀM THEO Ý MÌNH
Giải
thích: Cô hành
tức một mình hành sự. Ngoan cố theo cách nghĩ chủ quan của mình mà làm, không
tiếp thu ý kiến người khác.
Xuất
xứ: Hán . Tư Mã
Thiên 司马迁:
Sử kí – Khốc lại liệt truyện 史记 - 酷吏列传
Triệu
Vũ 赵禹
và Trương Thang 张汤
là hai đại thần thời Hán Cảnh Đế.
Con
người Triệu Vũ thẳng thắn, làm quan thanh liêm, rất nghiêm khắc đối với bản
thân mình. Sau khi vào triều làm quan, ông quy định cho mình 3 điều:
-
Một là giải tán môn khách trong nhà, không nghe những lời của họ.
-
Hai là đoạn tuyệt vãng lai với bà con bạn bè, ra sức giảm thiểu ảnh hưởng
nhân tình của họ
-
Ba là khéo léo từ chối lời mời của công khanh đại phu, không lai vãng tiếp xúc
với họ.
Triệu Vũ cho rằng chỉ có kiên quyết như vậy mới có thể không
bị ảnh hưởng những nhân tố khác. “Cô lập hành nhất ý” 孤立行一意 cũng chính là không nghe người
khác nói, trước sau kiên trì làm theo ý muốn của mình, công chính xử lí sự việc.
Con
người Trương Thang gian giảo, thích nịnh bợ những người quyền quý nên đã quan hệ
mật thiết với nhiều thương nhân hào phú ở Trường An. Trương Thang còn giỏi biện
luận, được Cảnh Đế tin dùng, rất nhanh chóng được thăng làm Ngự sử đại phu.
Một
lần nọ, Cảnh Đế triệu tập quần thần thương nghị việc hoà thân với Hung Nô, quan
Bác sĩ Địch Sơn 狄山
chủ trương hoà thân. Lúc bấy giờ, Trương Thang đứng lên công kích mạnh mẽ Địch
Sơn:
Ông quả là người cổ hủ, vô tri đến cực điểm!
Địch
Sơn phản kích lại:
Tôi là ngu trung, ông là trá trung. Tôi sớm
đã nhìn thấy ông là một kẻ tiểu nhân xảo trá.
Trương
Thang là sủng thần của Cảnh Đế, nay bị nhục mạ, không còn mặt mũi nào. Cảnh Đế
liền trách hỏi Địch Sơn:
-
Khanh có thể nắm giữ được một quận, không
để Hung Nô xâm phạm không?
-
Thần không thể.
- Khanh có thể nắm giữ
được một huyện không?
- Thần cũng không thể.
- Thế có thể nắm giữ
được cửa ải trọng yếu không?
Địch Sơn biết nếu cưỡng biện tiếp sẽ không hay nên nói rằng:
- Thần có thể.
Cảnh
Đế liền truyền chỉ, sai Địch Sơn đến cửa ải vùng biên giới phòng thủ. Mấy ngày
sau, Hung Nô xâm nhập, bắt giết Địch Sơn, chặt đầu mang đi. Sự kiện này làm chấn
động quần thần, mọi người càng sợ Trương Thang.
Trương
Thang cho rằng mình có Cảnh Đế ủng hộ, càng ngày càng quá, lâu dần khiến dân phẫn
nộ. Một số quan lại liên kết với nhau dâng thư lên Cảnh Đế, vạch trần nhiều
chuyện xấu của Trương Thang. Cảnh Đế phát giác mình bị lừa nên đã sai Triệu Vũ
bỉnh công chấp pháp “cô lập hành nhất ý” hỏi tội Trương Thang. Trương Thang biết
tội mình sâu nặng nên đã tự sát.
“Cô
lập hành nhất ý” đối với Triệu Vũ mà nói mang ý nghĩa khen tặng, nhưng về sau
diễn hoá thành thành ngữ “nhất ý cô hành” lại mang ý nghĩa chê bai.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 28/01/2014
Nguyên tác Trung văn
NHẤT Ý CÔ HÀNH
一意孤行
Trong quyển
TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ
CỐ SỰ TỔNG TẬP
中国成语故事总集
(tập 1)
Chủ biên: Đường Kì 唐麒
Trường Xuân – Thời đại
văn nghệ xuất bản xã, 2004.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật