BÍ ẨN THÂN THẾ TẦN THUỶ HOÀNG
Tần Thuỷ
Hoàng Doanh Chính 秦始皇嬴政 là vị Hoàng đế hô gió gọi mây, vị quân lâm thiên hạ đầu
tiên của thời đại chuyên chế mấy ngàn năm ở Trung Quốc. Quân chủ phi tần ở vị
trí tôn quý của 6 nước, vương tôn công tử, hoàng thân quốc thích không ai là
không khiếp hãi cúi đầu xưng thần. Nhưng, nội tâm của Tần Thuỷ Hoàng lại rất yếu
đuối, bởi đối với thân thế của mình, ông luôn giấu kín như bưng.
Tần Thuỷ
Hoàng nối ngôi vị của Tần Trang Tương Vương 秦庄襄王 (Tử Sở 子楚), lấy thân phận thái tử bước lên vương vị. Mẹ của Tần
Thuỷ Hoàng là Triệu Cơ 赵姬, theo truyền thuyết
từng là ái cơ của Lã Bất Vi 吕不韦, sau dâng lên cho
Tử Sở, được phong là Vương hậu. Thế thì, Tần Thuỷ Hoàng rốt cuộc là con của Tử
Sở hay là con của Lã Bất Vi, vấn đề này người đời sau tranh luận không thôi.
Trong Sử kí 史记 chép Thừa tướng nước Tần Lã Bất Vi vốn là cự phú ở Bộc
Dương 濮阳 Hà Nam
河南, là một đại thương nhân xa gần đều biết tiếng. Nhưng
ông ta không thoả mãn về địa vị và cuộc sống giàu có này, với dã tâm, ông rất
thèm muốn vương quyền.
Vì thế,
Lã Bất Vi đã sắp xếp hành trang đến kinh đô Hàm Đan 邯郸
của nước Sở, chuyên tâm tính toán một âm mưu, tìm cách đem người cháu của Tần
vương là Dị Nhân 异人 hiện làm con tin ở nước Triệu đưa về cho Hoa Dương
phu nhân 华阳夫人 đang được Tần vương sủng ái để làm con thừa tự. Trong
một khoảng thời gian ngắn, Dị Nhân được lập làm người kế ngôi, đổi tên là Tử Sở.
Chẳng
bao lâu trong nước sinh biến, Tần Chiêu Vương 秦昭王,
Hiếu Văn Vương 孝文王 nối nhau qua đời, Tử Sở đường hoàng bước lên vương vị,
Lã Bất Vi được phong làm Thừa tướng. Sau đó Lã Bất Vi đem ái cơ của mình là Triệu
Cơ dâng lên cho Tử Sở. Triệu Cơ sinh Doanh Chính, được phong làm Hoàng hậu.
Không ngờ Tử Sở tại vị chỉ được 3 năm rồi qua đời, vì thế con của ông ta là
Doanh Chính đương nhiên kế thừa vương vị, đó chính là Tần Thuỷ Hoàng sau này.
Lã Bất
Vi cho rằng Doanh Chính là con của mình, bảo Doanh Chính gọi mình là “Trọng phụ”
仲父, tự mình nắm giữ chính sự cả nước, trở thành nhân vật
chỉ dưới một người mà trên cả vạn người, một tay che lấp mặt trời, quyền hành
khuynh loát cả trong triều ngoài nội, kế sách bí mật của Lã Bất Vi tại Hàm Đan
đã được thực hiện.
Nhận định
về giả thuyết mối quan hệ giữa Lã Bất Vi và Tần Thuỷ Hoàng là cha con, nguyên
nhân là:
- Thứ 1: Có như vậy mới có thể nói Tần
Thuỷ Hoàng không phải đích truyền của vương thất triều Trần, những người phản đối
Tần Thuỷ Hoàng tìm được lí do để tạo phản.
- Thứ 2: đó là sách lược đấu tranh chính
trị của Trường Tín Hầu 长信候 (1) mà Lã
Bất Vi áp dụng, mưu tính dùng tình cảm cha con để có được sự ủng hộ của Tần Thuỷ
Hoàng, tăng cường lực lượng đấu tranh của mình.
- Thứ 3: giải được nỗi hận Tần diệt 6 nước.
Người của “lục quốc” Lã Bất Vi không cần động binh, chỉ dùng mưu kế đưa con
mình bước lên vương vị nhà Tần, đoạt lấy giang sơn, nhân đó, cái hận diệt nước
được tiêu trừ.
- Thứ 4: tư liệu từ đời Hán trở đi đa số
cho rằng Doanh Chính là con của Lã Bất Vi, đây là chỗ dựa lịch sử mà nhà Hán
thay thế nhà Tần tìm đến, logique của họ là nội cung triều Tần ô uế như thế, làm
sao cai trị được một đất nước, vì thế triều Tần nhanh mất là đương nhiên.
Người đời
sau cũng có người cho rằng các thuyết nêu trên hoàn toàn không có khả năng
thành lập.
- Thứ 1: nhìn từ phương diện Tử Sở, cho
dù có âm mưu của Lã Bất Vi, nhưng tính khả năng thực hiện rất xa vời, bởi khi Tần
Chiêu Vương tại vị, chưa chắc đã truyền vương vị cho Tử Sở, càng không thể nghĩ
đến việc truyền cho đứa con tương lai của Tử Sở.
- Thứ 2: từ ngày tháng ra đời của Tần Thuỷ
Hoàng mà suy nghĩ, nếu Triệu Cơ trước khi tiến cung đã có thai, Tần Thuỷ Hoàng
nhất định sẽ sinh không đúng đúng kì tính từ lúc vào cung, đối với việc này Tử
Sở không thể không biết. Có thể thấy, cha đẻ của Tần Thuỷ Hoàng phải là Tử Sở
chứ không phải Lã Bất Vi.
- Thứ 3: nhìn từ xuất thân của Triệu Cơ,
cũng có điều để nói. Trong Sử kí – Tần
Thuỷ Hoàng bản kỉ 史记 - 秦始皇本纪 có chép, sau
khi Tần diệt Triệu, Tần vương đích thân đến Hàm Đan, cho giết hết những người
có thù oán với mẹ của Tần vương. Triệu Cơ xuất thân hào phú, làm sao có thể trước
làm ái cơ của Lã Bất Vi, sau lại được dâng cho Dị Nhân làm thiếp? Như vậy, sẽ
không tồn tại việc Triệu Cơ mang thai với Lã Bất Vi lại được gã cho Dị Nhân.
Bí ẩn
thân thế Tần Thuỷ Hoàng chỉ lưu lại những suy đoán cho người đời sau, nhưng
thành ngữ “kì hoá khả cư” 奇货可居 (2) lại từ
đó mà lưu truyền hậu thế.
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- TRƯỜNG TÍN HẦU 长信候
tức Lao Ái 嫪毐 (? – 238 trước công nguyên):
Lao Ái
là người nước Tần cuối thời Chiến Quốc, được Lã Bất Vi 吕不韦
uỷ thác vào cung làm hoạn quan. Lao Ái tư thông với
Thái hậu Triệu Cơ 赵姬, mẹ của Tần Thuỷ Hoàng nên được sủng ái gấp bội, được
phong làm Trường Tín Hầu 长信候, tự xưng là “giả
phụ” 假父 của Tần Vương. Sau nhân vì phát động phản loạn thất bại
bị Tần vương dùng cực hình cho xe xé xác.
(2)- KÌ HOÁ KHẢ CƯ 奇货可居:
“Kì
hoá” 奇货: loại hàng hoá trân quý; “cư” 居: tích chứa lại. “Cư vật trí phú” 居物致富: gom góp hàng
hoá trân quý lại, đợi giá cao đem ra bán. Ví dựa vào sở trường chuyên môn nào đó của mình hoặc nắm giữ
một sự vật nào đó để mưu đồ tư lợi.
Thành
ngữ này xuất xứ từ Sử kí – Lã Bất Vi liệt
truyện 史记 - 吕不韦列传 của Tư Mã Thiên 司马迁
thời Tây Hán:
Tử Sở, Tần chư thứ nghiệt tôn, chí vu chư hầu,
xa thặng tiến dụng bất nhiêu, cư xử khốn, bất đắc ý. Lã Bất Vi cổ Hàm Đan, kiến
nhi lân chi viết:
“Thử kì hoá khả cư”
子楚, 秦诸庶孽孙, 质于诸候, 车乘不进用饶, 居处困, 不得意. 吕不韦贾邯郸, 见而怜之曰:
“此奇货可居”
(Tử Sở
là cháu Tần vương, làm con tin ở chư hầu, xe ngựa cùng vật dụng không đầy đủ, ở
vào cảnh khốn cùng có vẻ bất đắc ý. Lã Bất Vi lúc buôn bán ở Hàm Đan trông thấy
Tử Sở tỏ ý thương hại, nói:
“Món hàng quý giá này có thể buôn được đây”
Nguồn: Thành ngữ đại từ điển 成语大词典, Thương vụ ấn
thư quán, Quốc tế hữu hạn công ti. Trung Quốc – Bắc Kinh, 2004.
Huỳnh Chương
Hưng
Quy Nhơn 20/01/2014
Nguyên tác Trung văn
TẦN THUỶ HOÀNG THÂN THẾ CHI MÊ
秦始皇身世之谜
Trong quyển
TRUNG QUỐC VỊ GIẢI CHI MÊ
中国未解之谜
Chủ biên: Tôn Thiệu Vũ 孙绍武
Hô Hoà Hạo Đặc: Viễn phương xuất bản xã, 2009.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật