TỬ SẢN
(tiếp theo)
Trải
qua 3 năm thực hiện cải cách của Tử Sản, nước Trịnh trên dưới ngay hàng, có khí
tượng mới. Bách tính cảm tạ Tử Sản, lại đặt nên những câu ca ca ngợi:
Con em chúng ta,
có Tử Sản dạy bảo
Ruộng đất chúng
ta, Tử Sản để chúng ta cày cấy
Nếu Tử Sản mất đi
thì ai có thể kế thừa nhân chính của ông?
Khi
Tử Sản ra sức cải cách nội chính, cũng đồng thời lợi dụng cơ hội tích cực triển
khai ngoại giao. Ông dùng Phùng Giản Tử 冯简子 giỏi quyết đoán đại sự, Du Cát 游吉 anh tuấn văn nhã giỏi giao tế,
Công Tôn Huy 公孙挥
biết rõ tình hình các nước, giỏi về từ lệnh, cùng Bì Kham 裨谌 nhiều mưu lược.Biết phát huy sở
trường của mỗi người, Tử Sản trước tiên thường hỏi Công Tôn Huy tình hình các
nước, sau đó cùng với Bì Kham vạch kế hoạch, cuối cùng mời Phùng Giản Tử giúp
quyết đoán, sau đó giao cho Du Cát chấp hành. Vì vậy, chính sách ngoại giao của
ông rất ít sai lầm. Trịnh là một nước nhỏ ở giữa các nước lớn, trong hoạt động
ngoại giao của Tử Sản, với tài trí của mình, ông ra sức bảo vệ lợi ích và quốc
cách nước Trịnh, ngăn chận những âm mưu và sự can thiệp của nước khác, bảo vệ sự
an toàn cho nước Trịnh.
Năm
541 trước công nguyên, công tử Vi 围 nước Sở (sau là Sở Linh Vương 楚灵王) dẫn binh đến Trịnh để cưới vợ,
đòi vào thành trú tại quán xá. Tử Sản sợ gian trá nên sai người khuyên công tử
nên trú ở ngoại thành. Đến lúc rước dâu, công tử đòi vào thành đón dâu. Tử Sản
lại sai người mượn cớ đô thành chật hẹp, xin công tử cử hành hôn lễ ở ngoại
thành. Công tử Vi không đồng ý, Tử Sản liền sai người đi nói rõ lí do. Công tử
Vi đành phải ra lệnh cho quân đội cất cung tên, yên lặng vào thành đón dâu để
tránh dân chúng nước Trịnh kinh sợ.
Có
một lần, đô thành nước Trịnh bị cháy, Tử Sản một mặt sai người cứu hoả, mặt
khác điều động quân đội lên thành phòng bị, ngăn chận nước Tân lân cận thừa cơ
đánh cướp. Ngày hôm sau, nước Tấn sai người đến trách, Tử Sản uyển chuyển giải
thích rằng:
Một nước nhỏ nếu như lúc bình thường mà quên
phòng bị sẽ bị mất nước, huống hồ lúc hoả tai.
Sứ
giả nước Tấn không biết nói gì được nữa. Năm
542 trước công nguyên, khi Tử Sản theo Trịnh Giản Công đi triều kiến quốc quân
nước Tấn, nước Tấn sắp xếp cho họ trú tại một quán xá thấp bé, cửa nhỏ đến nỗi
xe không có cách gì vào được. Tử Sản cho rằng việc này làm tổn hại đến sự tôn
nghiêm của nước Trịnh nên sai thủ hạ phá dỡ tường để xe vào. Người nước Tấn đến
trách, Tử Sản đáp rằng:
Cung thất của quý quốc kéo dài mấy dặm, thế
mà để cho chư hầu ở vào một nơi giống phòng của nô bộc, đây là lấy lễ để đãi
sao?
Người
nước Tấn biết mình thua, đành phải hậu đãi vua tôi Giản Công. Năm
529 trước công nguyên, nước Tấn với tư cách là minh chủ đại hội chư hầu tại
Bình Khâu 平丘
phân bổ thuế khoá lao dịch đến các nước. Tử Sản tham gia hội minh. Để giảm thiểu
quân phú cho nước Trịnh, Tử Sản cùng nước Tấn tranh luận từ giữa trưa đến chiều
tối, bức sứ nước Tấn đồng ý. Có người lo cho ông, bảo rằng nếu nước Tấn giận
thì làm thế nào? Tử Sản rành rẽ đáp rằng:
Nay chính sự nước Tấn phức tạp, luôn lo nghĩ
không thôi, làm sao mà có thể rãnh tay đối phó nước khác. Nếu ta không dựa vào
lí để tranh, nước Trịnh tất sẽ bị coi thường.
Tử
Sản chấp chính không vì tình riêng, phàm mọi việc đều lấy lợi ích của đất nước
làm trọng. Một lần nọ, Tử Bì xin Tử Sản ban cho con em mình hãy còn niên thiếu
làm Ấp tể 邑宰
để được rèn luyện. Tử Sản cự tuyệt, đáp rằng:
Việc này giống như để cho một người chưa từng
học qua cách cầm dao cắt đồ vật, nhất định sẽ gây thương tích, và cũng giống
như người không biết gì về may vá cắt vải gấm, nhất định sẽ cắt hư. Ấp tể là một
chức quan trọng, sao lại đem sự bình yên và tính mạng của bách tính để luyện tập
được?
Tử
Sản chấp chính hơn 20 năm, với đức và tài của ông đã khiến cho nước Trịnh tự lập
giữa các nước mạnh, giữ được cục diện ổn định, nhân đó ông đã giành được sự tôn
kính của các nước, trở thành chính trị gia kiệt xuất thời Xuân Thu.
Năm
522 trước công nguyên, Tử Sản bệnh và qua đời. Trước khi mất ông dặn người kế
thừa là Đại Thúc 大叔
rằng:
Làm chính trị trước tiên là phải lấy khoan
thứ để thu phục lòng người, chỉ có người có đức hạnh phi thường mới có thể
khoan thứ. Thứ đến phải mãnh liệt như lửa, sự mãnh liệt khiến mọi người sợ mà
tránh xa, nên rất ít thương vong. Còn như nước, bởi vì mền mỏng nên mọi người đều
thích đùa, kết quả là bị chết chìm rất nhiều.
Khổng
Tử 孔子
tại nước Lỗ sau khi nghe tin Tử Sản qua đời, than rằng:
Lòng nhân ái của ông ấy
quả thực có di phong của người xưa
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 30/12/2013
Nguyên tác Trung văn
TỬ SẢN
子产
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH ĐẠI TỂ
TƯỚNG LỤC
中国历代宰相录
Chủ biên: Dương Kiếm
Vũ 杨剑宇
Thượng Hải văn hoá xuất
bản xã, 1999.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật