BINH KHÍ THỜI NGUYÊN THUỶ
Sự an
nguy của một đất nước ở tại binh nhung, đây là đạo lí mà ai cũng hiểu. Người thời
Chu có câu danh ngôn:
Quốc chi đại sự tại vu tự dữ nhung
国之大事在于祀与戎
(Việc lớn của đất nước ở chỗ tế tự và quân sự)
Tự 祀, chính là tế tự tổ
tiên và chư thần. Người xưa mê tín, nếu quốc lực không mạnh tất phải thông qua
con đường tế tự để cầu tổ tiên và chư thần bảo hộ. Nhung 戎, tức binh nhung, chỉ quân sự. Từ xưa tới nay, không
có một nước nào không có quân đội. Chức năng chủ yếu của quân đội chính là bảo
vệ sự an toàn của đất nước. Quốc gia của trung nguyên tảo kì, thường bị sự uy
hiếp từ các phương, đặc biệt là từ phương Bắc. Tổ chức một đội quân hùng mạnh
là một trong những đại sự hàng đầu của tập đoàn thống trị thời Tam đại Hạ
Thương Chu. Sau khi Tần Hán thống nhất, kiến lập một quốc gia thống nhất đa dân
tộc trung ương tập quyền, quân đội càng thêm lớn mạnh. Việc chế tạo binh khí và
trung tâm đồn trú của quân đội vẫn tại trung nguyên. Cho nên, nghiên cứu binh
khí và binh pháp trung nguyên có tác dụng then chốt đối với việc hiểu rõ văn
hoá quân sự cổ đại Trung Quốc.
Binh
khí thời nguyên thuỷ chủ yếu là mâu đá, mâu xương, cung tên. Phải nói rằng, lúc
bấy giờ không có cái gọi là binh khí chuyên dùng trong chiến tranh. Bởi trong
cuộc sống thường ngày của tiên dân, họ vừa phải đề phòng dã thú xâm hại thân thể;
vừa phải giết dã thú để bổ sung thức ăn; lại phải tiến hành sự báo thù cho huyết
thống giữa các thị tộc, thậm chí vì tranh đoạt đất đai và tài sản mà phát sinh
những cuộc đánh nhau có quy mô tương đối lớn giữa các bộ lạc, đều cần phải dùng
những binh khí này. Ngoài ra, trong những trận đánh nhau còn có thể sử dụng rìu
đá và gậy gỗ. Rìu đá được ráp cán không chỉ có thể chặt cây khẩn hoang mà còn
có thể dùng để đánh nhau. Rìu đá, mâu đá, mâu xương là vũ khí mà các bộ lạc
nguyên thuỷ đều có, hiệu năng không lớn lắm. Đáng chú ý là cung tên, nó là phát
minh của cuối thời đại đồ đá cũ, nguyên dùng vào việc bắn dã thú ở một cự li
tương đối xa, sang thời đại đồ đá mới biến thành vũ khí của chiến tranh. Ở xã hội
nguyên thuỷ, đầu mũi tên có loại bằng đá, bằng xương, hình dạng của nó có 3 cạnh
hình lá liễu và hình chuỳ. Cung tên vừa có thể giết dã thú cũng có thể làm tổn
thương con người. Trong ngôi mộ M202 thuộc di chỉ Vương Cương 王岗 ở
huyện Triết Xuyên 浙川 tỉnh
Hà Nam
河南 là một người đàn ông bị trúng tên tử vong. Bên phải bộ
não và bên trái bên phải phần bụng đều bị mũi tên bằng xương cắm xiên. Trong một
ngôi mộ khác có kí hiệu M239 hợp táng hai anh em thanh niên, trong đó xương đùi
phải của người có kí hiệu số (1) bị dao bén chặt gãy, xương cẳng chân phải bị
gãy; đoạn xương sống ở thắt lưng của người có kí hiệu số (2) bị sai vị trí,
trên xương đùi bên trái có một số mũi tên bằng xương (1). Hai ngôi mộ
này đều là một táng trong văn hoá Ngưỡng Thiều 仰韶 (*), lúc bấy giờ chính là thời kì quân sự dân chủ chế,
chiến tranh giữa các bộ luôn xảy ra. Chủ ngôi mộ hiển nhiên bị chết trong chiến
đấu, người ở mộ trước
bị cung tên bắn chết; hai người ở mộ sau bị rìu đá chặt
chết. Xem ra đồ bằng đá và bằng xương cũng là binh khí hữu hiệu.
CHÚ CỦA NGUYÊN TÁC
(1)- Hà Nam tỉnhVăn vật nghiên cứu sở đẳng; “Triết
Xuyên hạ Vương Cương”, đệ 71, 76 hiệt, Văn vật xuất bản xã, 1989 niên bản.
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(*)- VĂN HOÁ NGƯỠNG THIỀU: Ngưỡng Thiều văn hoá - 仰韶文化
Văn hoá
Ngưỡng Thiều thuộc trung kỳ thời đại đồ đá mới, đã trải qua một giai đoạn phát
triển khoảng 2000 năm, cách nay khoảng từ 5000 đến 7000 năm.Văn hoá Ngưỡng Thiều
được phát hiện vào năm 1921 tại thôn Ngưỡng Thiều 仰韶,
huyện Thằng Trì 渑池, tỉnh Hà Nam 河南.
Từ đó về sau, phía tây tại Cam Túc, đông bộ Thanh Hải; phía đông phần lớn tỉnh
Hà Nam; phía nam đến lưu vực Đơn giang 丹江;
phía bắc đến Nội Mông và nam bộ Hà Bắc đều phát hiện được di chỉ văn hoá Ngưỡng
Thiều. Khu vực trung tâm của văn hoá Ngưỡng Thiều là tại Quan Trung 关中 tỉnh Thiểm Tây 陕西,
nam bộ tỉnh Sơn Tây 山西 và phần lớn tỉnh Hà Nam 河南.
Trong một khu vực rộng lớn, văn hoá Ngưỡng Thiều đã kế thừa văn hoá Lão Quan
Đài 老官台, văn hoá Bùi Lý Cương 裴李岗
và văn hoá Từ Sơn 磁山 thuộc giai đoạn đầu thời đại đồ đá mới.
Văn hoá
Ngưỡng Thiều là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển văn hoá thời đại
đồ đá mới ở khu vực trung du Hoàng Hà và cũng là văn hoá khảo cổ học quan trọng
của thời đại đố đá mới ở Trung Quốc.
(Theo The Chinese Archaeology - Trung Quốc khảo cổ
中国考古)
Chủ biên: An Kim Hoè 安金槐
NXB Cổ tịch Thượng Hải – 1992
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 01/12/2013
Nguyên tác Trung văn
NGUYÊN THUỶ BINH KHÍ
原始兵器
Trong quyển
VĨNH BẤT THẤT LẠC ĐÍCH VĂN MINH
永不失落的文明
Tác giả: Lí Thiệu Liên 李绍连
Thượng Hải, Học Lâm xuất bản xã, 1999.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật