SỰ TÍCH CHIM “CÔ CÔ ÁC” (*)
Loài Ương
kê 秧鸡 (**) lớn bằng gà con, hai má trắng, mỏ dài đuôi ngắn, trên
lưng có những đốm trắng, thường sống bên đầm lầy. Sau ngày Hạ chí kêu suốt đêm
tới sáng, sang thu thì ngừng. Trong dân gian, nó có tên là “Cô ác” 姑恶. Ở lời tựa bài thơ Cô ác姑恶, Phạm Thành Đại 范成大 có nói: Cô ác là loài thuỷ cầm, do vì tiếng kêu mà
có tên như thế ….. Tôi từng đi đến một vùng nọ, mới đầu nghe tiếng kêu của nó,
ngày đem ai oán bất tuyệt.
Tên gọi
“Cô ác” bắt nguồn từ tiếng kêu “ka a ka
a”. Loài chim này thường sống ở những lùm cỏ bên sông, hoặc dọc theo những
nơi trũng thấp, hoặc nơi ruộng nước. Cả ngày đêm tiếng kêu “ka a ka a” ai oán của nó ở nơi hoang vắng làm sao mà không khơi gợi
những nỗi u uất đau buồn trong lòng người? Mọi người theo tiếng kêu của nó liên
hệ với sự xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu, giữa em chồng và chị dâu trong chế
độ gia tộc phong kiến truyền thống ở Trung Quốc, cái ác của mẹ chồng hoặc em chồng
nổi bật lên, từ đó tạo nên những truyền thuyết tín ngưỡng bi ai đau buồn khiến
người ta rơi lệ.
Trung
tâm điểm của truyền thuyết này, tức Ương kê có biệt danh “Cô ác điểu” 姑恶鸟, là nàng dâu bị mẹ chồng lăng nhục áp bức đến chết
hoá thành. Do bởi lúc sinh tiền chịu sự ngược đãi của mẹ chồng, lòng đầy ai oán
nên đã lấy tiếng kêu của chim để phát tiết ra. Có nơi còn gọi tên là “Khổ nha” 苦呀. Bất luận gọi là “Cô ác điểu” hay là “Khổ nha”, trên
thực tế đều là dựa vào tiếng kêu mà diễn thành câu chuyện. Vùng Ninh Ba 宁波 tỉnh Triết Giang 浙江
lưu truyền tên gọi là “Cô cô ác điểu” 姑姑恶鸟, thực tế cũng là
một. Nhân vì loài chim này có tiếng kêu là “ka
a ka a”, cũng còn kêu “ka ka a”.
Sự tích của loài chim này ở vùng này như sau:
Tương truyền từ rất lâu, dưới chân Đông sơn 东山 có một quả phụ còn rất trẻ, cô ta có đứa con vừa tròn
một tuổi. Hàng ngày cô ta lên núi đốn củi rồi gánh ra phố bán. Lúc cô ta ra
ngoài, đứa bè nhờ cô em chồng trông giữ, nhưng cô em chồng từ nhỏ đã ngốc nghếch.
Một ngày nọ, quả phụ lại lên núi đốn củi,
cô ta dặn cô em chồng rằng:
Chị đi đốn củi, em ở nhà đợi chốc lát
rồi đem cháu tắm cho sạch sẽ, sau đó “đả tảo đả tảo” (***). Cô em chồng
gật gật đầu.
Sau khi chị dâu đi, cô em chồng theo lời
dặn, trước tiên tắm cháu sạch sẽ, tiếp đó lấy cành tre đánh đứa cháu đến đổ
máu, rồi bỏ đứa cháu vào nồi đun lên.
Tắm cháu, đánh cháu rồi nấu cháu, cô
em chồng đều làm theo lời chị dâu, xong xuôi đợi chị dâu về.
Khi mặt trời sắp lặn, chị dâu trở về,
hỏi cô em chồng: “Cháu đâu?” Cô em chồng giở nắp nồi cho chị dâu xem. Chị dâu
thất sắc, đầu va vào cạnh bếp chết mất. Trông chốc lát, từ trong nồi bay ra một
con chim nhỏ mình đầy máu tươi, bay quanh nồi 3 vòng, mỏ không ngừng kêu “Cô cô
ác! Cô cô ác!”, vừa kêu vừa bay ra hướng núi.
Đến hiện nay dưới chân Đông Sơn vẫn còn
có thể nghe được tiếng kêu bi ai của loài chim này: “Cô cô ác! Cô cô ác!” (1)
CHÚ CỦA NGUYÊN TÁC
(1)- Ninh Ba thị
cố sự quyển 宁波市故事卷, Trung Hoa dân gian văn nghệ xuất bản xã 1989 niên bản.
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(*)- Tiêu đề của người dịch.
(**) ƯƠNG KÊ 秧鸡: Từ điển Trung Việt của nhà xuất bản Khoa
học xã hội giải thích là: gà đồng.
(***)- ĐẢ TẢO ĐẢ TẢO 打扫打扫: “đả tảo” bính âm là “da sao” (cả 2 đều thanh 3) có nghĩa là quét dọn.
Chữ 打 có nghĩa là “đánh”, còn chữ 扫 hài âm với chữ 烧 (thiêu)
có nghĩa là đun nấu.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 25/11/2013
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
TRUNG QUỐC ĐIỂU TÍN NGƯỠNG
中国鸟信仰
Tác giả: Trần Cần Kiến 陈勤建
Học Uyển xuất bản xã, 2003.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật