PHỤC SỨC CỦA NGƯỜI CHU

Chất liệu
may y phục có hàng tơ và hàng gai. Hàng tơ đại để chỉ có giới quý tộc mặc, dân
thường chỉ mặc hàng gai. Do bởi vải (bố 布)
do cây gai dệt thành, cho nên “bố y” 布衣 trở thành từ dùng để
chỉ dân thường. Loại y phục thô và xấu nhất gọi là “hạt” 褐, bện thành từ lông thô, cho nên những người nghèo khổ
bị gọi là “hạt phu” 褐夫 chính là từ lí do này.
Thời
Tây Chu, cổ áo có loại “giao lãnh” 交领, cũng có loại
“phương lãnh” 方领, đều cài về bên phải. Phía trước của “thường” có “phất”
巿, cũng có “phúc” 幅.
Nhìn chung “thường” có 12 phúc, trước sau mỗi phía 6 phúc.
Ngoài
phục sức ra, còn có mũ, thời cổ gọi là “quan” 冠.
Chỉ có quý tộc mới có quan, dân thường thì vấn khăn. Thuyết cũ cho rằng con
trai đến 20 tuổi sẽ cử hành “quán lễ” 冠礼. Quán lễ sẽ do người
cha cử hành tại tông miếu, và một vị khách sẽ đội cho mũ. Quan (mũ) chia làm 3
loại, một loại là “tri bố quan” 缁布冠, một loại là “bì
biền” 皮弁, một loại nữa là “tước biền” 爵弁.
Đầu tiên đội “tri bố quan”, sau đó đội “bì biền”, cuối cùng đội “tước biền”.
Tri bố quan được làm từ cây gai, bì biền được làm từ da hươu, tước biền là loại
mũ có đỉnh bằng, với màu đỏ sậm.
Với người
xưa, loại mang ở chân mang gọi là “lí” 履,
có “ma lí” 麻履, “cát lí” 葛履, “bì lí” 皮履. Ma lí là loại được bện bằng cây gai; bì lí được làm
từ da động vật. Lí mang bên ngoài, mang bên trong là “vạt” 韈, Vạt cũng được làm từ da, sau này mới có loại vạt được
làm từ cây gai, tơ được viết là袜 (vạt). Dân thường
khi làm ruộng đều để chân trần.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 02/10/2013
Nguyên tác Trung văn
周人的服饰
Trong quyển
ĐỒ VĂN TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
图文中国通史
(tập Sử tiền sử - Chiến quốc)
Chủ biên: Triệu Hướng Tiêu 赵向标
Tân Cương nhân dân xuất bản xã, 2002.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật