CHỮ “PHƯƠNG” 方TRONG HÁN NGỮ CỔ
Ở Thi kinh – Chu Nam
– Hán quảng 詩經 - 周南 - 漢廣 có câu:
Giang chi vĩnh hĩ
Bất khả phương tư
江之永矣
不可方思
(Trường giang dài rộng
Không thể dùng bè mà qua)
Và ở Bội phong – Cốc phong 邶風 - 谷風:
Tựu kì thâm hĩ
Phương chi chu chi
就其深矣
方之舟之
(Đến chỗ nước sâu
Đi bằng bè hoặc bằng thuyền)
Dẫn đến
nghĩa hai xe đi sóng đôi.
Hai chữ “phương quỹ” 方軌 đi liền nhau, giống như nói “song quỹ” 雙軌. Trong Sử kí –
Hoài Âm Hầu liệt truyện 史記 - 淮陰侯列傳 có ghi:
Kim Tỉnh Hình chi đạo, xa bất đắc phương
quỹ, kị bất đắc thành liệt.
今井陘之道,車不得方軌,騎不得成列
(Nay đường ở Tỉnh Hình, xe không thể đi sóng
đôi, ngựa không thể cưỡi thành hàng)
2- Vuông, trái
với tròn
Trong Mạnh Tử - Li lâu thượng 孟子 - 離婁上 có câu:
Bất dĩ quy củ, bất năng thành phương
viên.
不以規矩,不能成方員
(Không dùng quy củ, không thể thành vuông tròn)
(chữ 員 thông với chữ 圓)
Dẫn đến
nghĩa chính trực. Trong Điếu Khuất Nguyên
phú 弔屈原賦 của Giả Nghị 賈誼 ghi rằng:
Thánh hiền nghịch duệ hề, phương chính đảo
thực.
聖賢逆曳兮,方正倒植
(Bậc thánh hiền mà không được trọng dụng, người chính
trực mà bị xa lánh)
“Phương
….. lí” (vuông ….. dặm), thuật ngữ tính diện tích thời cổ. “Phương” 方 đồng nghĩa với
“kiến phương” 見方. Trong Mạnh Tử
- Lương Huệ Vương thượng 孟子 - 梁惠王上 ghi rằng:
Địa phương bách lí nhi khả dĩ vương
地方百里而可以王
(Đất vuông trăm dặm có thể xưng vương)
Đây là
nói đất đông tây nam bắc vuông trăm dặm có thể làm vương thiên hạ. Trong Chiến quốc sách – Sở sách nhất 戰國策 - 楚策一 có ghi:
Kim vương chi địa phương ngũ thiên lí.
今王之地方五百里
(Nay đất của vương vuông năm ngàn dặm)
Đây là
nói bản đồ nước Sở đông tây 5000 dặm, năm bắc 5000 dặm, không phải chỉ 5000 dặm
bình phương. Nếu địa hình không theo quy tắc thì cắt chỗ dài bù vào chỗ ngắn.
Trong Mạnh Tử - Đằng Văn Công thượng 孟子 - 滕文公上 có câu:
Kim Đằng tuyệt trường bổ đoản, tương ngũ
thập lí dã.
今滕絕長補短,將五十里也
(Nay nước Đằng cắt chỗ dài bù vào chỗ ngắn, cũng được
50 dặm)
Đây là
cách tính sau khi cắt chỗ dài bù vào chỗ ngắn, cương vực nước Đằng chiều đông
tây có 50 dặm, chiều nam bắc có 50 dặm.
Chú ý:
thời cổ 2 chữ “địa phương” 地方 đi liền nhau không
thể giải thích như từ “địa phương” hiện nay.
3- Một bên hoặc
một mặt.
Trong Luận ngữ - Tử Lộ 論語 - 子路 có ghi:
Sứ ư
tứ phương, bất nhục quân mệnh
使於四方不辱君命
(Đi sứ bốn phương mà không làm nhục mệnh vua)
Và ở
thiên Học nhi 學而:
Hữu bằng tự viễn phương lai
有朋自遠方來
(Có bạn từ phương xa đến)
Trong Thi kinh – Tần phong – Kiêm gia 詩經 - 秦風 - 蒹葭
Tại thuỷ nhất phương
在水一方
(Ở một phương bên bờ nước)
Khi
dùng ở ý nghĩa trừu tượng, biểu thị phương hướng của đạo lí hoặc hướng tiến
lên. Trong Luận ngữ - Tiên tiến 論語 - 先進:
Thả tri phương dã
且知方也
(Vả lại biết được đạo lí nữa)
4- Phương pháp,
phương thức
Trong Luận ngữ - Ung dã 論語 - 雍也 có ghi:
Khả vị nhân chi phương dã dĩ
可謂仁之方也已
(Có thể gọi là phương pháp thực hành của người nhân)
Trong Văn tâm điêu long – Dung tài 文心雕龍 - 鎔裁:
Xu thời vô phương
趨時無方
(Chạy theo thời không có phương pháp nhất định)
Trong Liễu Tử Hậu mộ chí minh 柳子厚墓誌銘 của Hàn Dũ 韓愈:
Tử Hậu dữ thiết phương kế
子厚與設方計
(Tử Hậu chỉ bày cho phương kế)
Dẫn đến
nghĩa phương thuốc. Trong Trang Tử - Tiêu
dao du 莊子 - 逍遙遊 có câu:
Thỉnh mãi kì phương bách kim
請買其方百金
(Xin mua phương thuốc đó với trăm lượng vàng)
“Phương
sĩ” 方士 chỉ người có pháp thuật. Trong Trường hận ca 長恨歌, Bạch Cư Dị 白居易 viết rằng:
Toại giao phương sĩ ân cần mịch
遂教方士殷勤覓
(Bèn sai phương sĩ hết lòng tìm giúp)
5- Động từ
Có
nghĩa là “đương tại”. Trong Trang Tử - Dưỡng
sinh chủ 莊子 - 養生主 có câu:
Phương thử chi thời, thần dĩ thần ngộ
nhi bất dĩ mục ngộ
方此之時,臣以神遇不以目遇
(Đương lúc này, thần lấy thần để gặp chứ không phải lấy
mắt để gặp)
Trong Hàn Phi Tử - Nạn nhất 韓非子 - 難一:
Phương thử thời dã, Nghiêu an tại?
方此時也,堯安在?
(Đương lúc bấy giờ, ông Nghiêu ở đâu?)
Và là Phó từ
biểu thị sự việc đang tiến hành.
Trong Chiến
quốc sách – Yên sách nhị 戰國策 - 燕策二
Bạng phương xuất bộc
蚌方出曝
(Con trai đang ra phơi nắng)
Trong Báo Tôn Hội Tông thư 報孫會宗書 của Dương Uẩn
楊惲:
Phương địch tiện phiến quý
方糴賤販貴
(Đương lúc mua rẻ bán đắt)
Biểu thị
sắp thành sự thực. Trong Thướng thư gián
Ngô Vương 上書諫吳王 của Mai Thặng 枚乘
có câu:
Hệ phương tuyệt, hựu trùng trấn chi
係方絕,又重鎮之
(Dây buộc sắp đứt lại còn gia tăng thêm trọng lượng)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 23/10/2013
Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 3)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật