TRƯỜNG QUÂN SỰ CHÍNH QUY SỚM NHẤT
TRONG LỊCH SỬ TRUNG QUỐC
Tháng 5
năm Khánh Lịch 庆历 thứ 3 (năm 1045), để thay đổi cục diện thiếu nhân tài
quân sự, nhà Tống lập võ học, nhưng chỉ mấy tháng sau đó một số đại thần phản đối
nên đã phế bỏ.
Sau khi
Tống Thần Tông 宋神宗kế vị, dùng biến pháp của Vương An Thạch 王安石, năm Hi Ninh 熙宁
thứ 5 (năm 1072), lập lại võ học ở miếu Vũ Thành Vương 武成王 (1), từ đó bắt đầu thể chế huấn luyện bồi dưỡng quân sự
chính quy.
Võ học
đời Tống có nội dung giáo dục và giáo trình tương đối hợp lí. Nội dung của nó
bao gồm: lí luận quân sự, lịch sử quân sự, học thuật quân sự và giáo dục tư tưởng
chính trị. Đồng thời, còn có diễn tập thực binh. 7 bộ binh thư (2) như
Tôn Tử 孙子, Ngô Tử 吴子 được dùng làm
sách giáo khoa quân sự.
Học
viên võ học là con em các sứ thần (võ
quan bát phẩm, cửu phẩm), ấm bổ. Cũng có bình dân bách tính biết một sô nhất định
về tri thức và kĩ thuật quân sự, trải qua sự tiến cử của quan địa phương, người
nào có thành tích hợp cách mới đủ tư cách nhập học. Học chế võ học là 3 năm,
chia làm 3 cấp Thượng xá 上舍, Nội xá 内舍, Ngoại xá 外舍. Nếu thành tích thi
cử ở các khoa như võ nghệ, sách lược nhiều lần điểm thấp sẽ từng bước bị giáng
cấp thậm chí cuối cùng bị khai trừ học tịch.
Học
viên sau khi khảo thí hợp cách tốt nghiệp, dựa theo thành tích và thực tiễn từng
trải mà trao chức quan. Thượng xá sinh tài năng xuất chúng sẽ do Xu mật viện nghiêm túc thẩm tra, nếu
đúng tình hình sẽ cho tốt nghiệp trước thời hạn, đồng thời lục dụng quân chức.
Đồng thời cũng có quy định, học viên nhất định được phân phối đến nhậm chức ở
vùng biên viễn trong một khoảng thời gian, nếu trong 3 năm tại chức không có điều
gì sai trái sẽ theo lệ được thăng chuyển.
Triều Tống
quy định võ học do bộ Binh chủ quản, “tuyển chọn những văn võ quan biết về việc
binh làm giáo thụ”, lập “Bác sĩ”, “học dụ” phụ trách cụ thể giáo vụ. Truyền thống
cơ bản và kinh nghiệm của võ học đời Tống đã sản sinh ảnh hưởng tích cực đối với
việc xây dựng trường quân sự và việc đào tạo bồi dưỡng nhân tài quân sự của đời
sau.
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- MIẾU VŨ THÀNH VƯƠNG: Năm Thượng Nguyên 上元 thứ 1 đời Đường Túc Tông 唐肃宗,
danh thần khai quốc thời Tây Chu Khương Thượng 姜尚
được truy phong là Vũ Thành vương 武成王, triều đình cũng
xuống chiếu lệnh cho kinh thành và các châu lập Thái Công miếu 太公庙, đồng thời đem 72 vị danh thần danh tướng của các đời
phối thờ hai bên. Trải qua sự thêm bớt của các đời sau, còn lại 64 vị, gọi là
“Vũ Thành Vương miếu lục thập tứ tướng”
(2)- 7 BỘ BINH THƯ: tức Vũ kinh thất thư 武经七书, 7 bộ sách về
quân sự thời cổ được dùng làm sách giáo khoa, gồm:
- Tôn Tử binh pháp 孙子兵法.
- Uất Liêu Tử 尉缭子.
- Ngô Tử binh pháp 吴子兵法.
- Tư Mã pháp 司马法.
- Lục thao 六韬.
- Tam lược 三略.
- Lí Vệ Công vấn đối 李卫公问对.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 16/9/2013
Nguyên tác Trung văn
LỊCH SỬ THƯỢNG TỐI TẢO ĐÍCH CHÍNH QUY QUÂN HIỆU
历史上最早的正规军校
Trong quyển
TRUNG QUỐC CHI TỐI
QUÂN SỰ KHOA KĨ – THỂ DỤC NGHỆ THUẬT
中国之最
军事科技体育艺术
Chủ biên: Lưu Chấn Vũ 刘振宇
Bắc Kinh: Kinh Hoa xuất bản xã, 2007.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật