Dịch thuật: Nguồn gốc Totem (tiếp theo)

NGUỒN GỐC TOTEM
(tiếp theo)

          Vậy thì rốt cuộc sự sùng bái Totem bắt đầu từ lúc nào? Nó có nguồn gốc ra sao? Nếu phân tích một thần thoại Totem cổ đại của Trung Quốc, chúng tôi cho rằng Totem bắt nguồn từ cách giải thích của tiên dân thời viễn cổ đối với hiện tượng mang thai và sinh sản. Trong Thi – Thương tụng – Huyền điểu - 商颂 - 玄鸟 có nói:
Thiên mệnh huyền điểu
Giáng nhi sinh Thương
天命玄鸟
降而生商
(Trời ra lệnh cho huyền điểu
Xuống trần để sinh ra nhà Thương)
          Ở đây nếu gạt bỏ tư tưởng “Thiên mệnh” của thời kì Thương Chu, thì có thể thấy, người Thương tự cho tộc Thương là do huyền điểu sinh ra. Đối với vấn đề này, trong Sử kí – Ân bản kỉ 史记 - 殷本纪 có ghi, thuỷ tổ của tộc Thương là ông Khế :
 Mẹ là bà Giản Địch, con gái của họ Hữu Nhung ….. 3 người đang tắm, thấy huyền điểu làm rơi trứng. Giản Địch liền nuốt lấy, nhân đó sinh ra ông Khế.
Quan niệm bà tổ ăn một loại động thực vật nào đó hoặc có tiếp xúc qua mà sinh ra hậu duệ là tín niệm cốt lõi nhất trong việc sùng bái Totem của người nguyên thuỷ. Quan niệm này, một mặt phản ánh con người lúc ban sơ không biết quan hệ tính giao cùng với mang thai có mối quan hệ, mặt khác lại phản ánh tiên dân thời viễn cổ từng tồn tại tư duy cảm ứng hỗ tương tác dụng và ảnh hưởng tiền logique (1). Chúng ta biết rằng nhân loại từ động vật tiến hoá lên, lúc ban sơ chỉ là những yêu cầu sinh lí và xung động tình cảm có phương diện tính giao của bản năng, mà hoàn toàn không biết rằng kết quả mang thai là do loại hành vi này mang lại. Cho nên, ở thời đại đồ đá mới lúc chế độ thị tộc chưa xuất hiện, nhân loại chưa có tri thức đầy đủ về phương diện quan hệ giữa tính giao và mang thai. Về phương diện tượng trưng cho hành vi thụ thai và mang thai của nam nữ tính giao (thai động lần đầu tiên) có cự li rất xa; mặt khác nam nữ tính giao rất tuỳ tiện, vả lại mọi tính giao chưa chắc đều sinh con, vì vậy cho rằng tính giao và việc mang thai sinh con không có quan hệ gì là điều đương nhiên. Nhưng, nhu cầu hiểu biết của nhân loại lại thúc giục họ ra sức tìm ra cách giải thích mà họ cho là hợp lí đối với việc mang thai sinh sản. Dưới tác dụng của cơ chế “hỗ sấm tư duy” 互渗思维 “tiền logique” đương thời (tức những sự vật có thể thấy và không thể thấy trên thế giới đều hỗ tương quan hệ, hỗ tương thẩm thấu, hỗ tương cảm ứng, hỗ tương chuyển hoá), rất tự nhiên, người phụ nữ đã đem việc thai động của thai nhi ở mẫu thể cùng với những gì đã trông thấy, đã tiếp xúc hoặc đã ăn liên hệ lại với nhau, cấu thành suy lí nhân quả của người nguyên thuỷ, từ đó họ cho rằng mang thai và sinh sản là kết quả của một loại động thực vật nào đó tiến vào mẫu thể. Người A Lan Đạt 阿兰达 (Aranda) cư trú ở trung bộ Australia thì cho rằng, mang thai và tính giao cùng tác dụng làm cha không có mối liên hệ gì, mà chỉ là “kết quả của tinh linh Totem tiến nhập vào mẫu thể”. Nhân đó, “khi vợ của một người A Lan Đạt sinh cho ông ta một đứa con hỗn huyết, ông ta không hề cảm thấy kinh ngạc hoặc lo âu, mà cho rằng đó chỉ là do bởi bà ta ăn phải loại bột mì mà người châu Âu có được” (2). Cho nên chúng tôi cho rằng, sự sùng bái Totem bắt nguồn từ cách giải thích của phụ nữ ở xã hội nguyên thuỷ về hiện tượng mang thai và sinh sản của họ, cũng là một cách giải thích về nguồn gốc tự thân nhân loại của người nguyên thuỷ trong tình hình họ không hiểu gì về tính giao và mang thai, cách giải thích ấy chịu sự chi phối của cơ chế tư duy nguyên thuỷ đó là con người và tự nhiên, giữa vật tự nhiên với vật tự nhiên đều có thể hỗ tương chuyển hoá cảm ứng, nó có được sự phát triển mạnh mẽ theo yêu cầu của người nguyên thuỷ mong người đông, nối đời không dứt, và đã hình thành một hình thức sùng bái riêng.
Nếu Totem đã bắt nguồn từ cách giải thích của người nguyên thuỷ về hiện tượng bản thân mang thai và sinh sản thì Totem lúc ban đầu chỉ là Totem cá nhân. Thử nghĩ xem, thời đại hồng hoang trước xã hội thị tộc, con người đối với mối quan hệ sinh sản và tính giao không biết gì, vật mà các thai phụ khi thai động trông thấy, hoặc tiếp xúc qua, ăn qua, hoàn toàn khác nhau, như vậy vật tự nhiên mà mẫu thể cảm ứng cũng đa dạng, Totem đương nhiên cũng thiên hình vạn trạng, không gì không có. Cho nên, cấu thành Totem có thể là động vật, cũng có thể là thực vật, cũng có thể là những vật tự nhiên hoặc hiện tượng tự nhiên khác. Trong một số vật Totem, có thể là có ích cho nhân loại, cũng có thể có hại đối với nhân loại; vừa có thể có mối quan hệ trực tiếp đối với cuộc sống  kinh tế săn bắt hái lượm của con người, cũng có thể không có quan hệ gì với nguồn thức ăn cùng với sản xuất kinh tế của con người. Lúc bấy giờ căn bản không thuộc xã hội thị tộc, lúc ban đầu cũng không có cái gọi là đoàn thể xã hội giới tính, đương nhiên sẽ không có Totem thị tộc thống nhất và Totem đoàn thể giới tính, mà chỉ có thể là Totem cá nhân muôn hình muôn vẻ. Rõ ràng, nhân lúc bấy giờ là thời đại kinh tế săn bắn hái lượm, trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, động thực vật là loại thường gặp nhất, đặc biệt là một số động vật có “linh” tính như con người, có thể vận động, có sinh có tử, cho nên số lượng Totem động vật trong sự sùng bái Totem cũng nhiều nhất. Totem thị tộc và Totem giới tính là loại Totem mà sau khi thời đại xã hội tiến vào chế độ thị tộc hoặc trong xã hội  tồn tại một số đoàn thể “xã hội” dựa theo giới tính mà tổ thành, nhân nhu cầu của xã hội, đã khuếch đại trên cơ sở Totem cá nhân. Những thần thoại Totem như Tu Kỉ 修己 vợ ông Cổn “thấy sao băng, mộng tiếp ý thành, nuốt ngọc thần” sinh ra ông Vũ ; bà Giản Địch 简狄 của tộc Thương nuốt trứng huyền điểu sinh ra ông Khế ; bà Khương Nguyên 姜原 của tộc Chu giẫm lên dấu chân người khổng lồ sinh ra ông Khí ; bà Nữ Tu 女修 của nhà Tần nuốt trứng huyền Điểu sinh ra Đại Nghiệp 大业 v.v… là những thần thoại được sản sinh khi xã hội tiến vào chế độ thị tộc mẫu hệ cùng với trong quá trình chuyển hoá từ mẫu hệ sang phụ hệ. Những thần thoại Totem này không chỉ là cách giải thích của một phụ nữ nào đó trong xã hội nguyên thuỷ đối với hiện tượng mang thai và sinh sản của mình, mà nó còn là một cách giải thích của một bà tổ tưởng tượng nào đó đối với nguồn gốc của bổn tộc. Những ông tổ ở đây như ông Vũ, ông Khế, ông Khí, Đại Nghiệp … thuộc tù trưởng bộ lạc tính tộc bán thần bán nhân. Cho nên, loại thần thoại Totem này là thần thoại đại biểu cho toàn tộc; Totem trong loại thần thoại này là Totem tộc.

CHÚ CỦA NGUYÊN TÁC
(1)- [Pháp] Liệt Duy . Bố Lưu Nhĩ 列维布留尔 biên soạn, Đinh Do 丁由 dịch: Nguyên thuỷ tư duy 原始思维, Thương vụ ấn thư quán, 1981.
(2)- Kiều Trị . Bỉ Đắc . Mục Đạt Khắc 乔治 . 彼得 . 穆达克: Ngã môn đương đại đích nguyên thuỷ dân tộc 我们当代的原始民族, trang 28, Tứ Xuyên tỉnh Dân tộc nghiên cứu sở, 1981.

                                                                              Huỳnh Chương Hưng
                                                                               Quy Nhơn 11/9/2013

Nguyên tác Trung văn
ĐỒ ĐẰNG ĐÍCH KHỞI NGUYÊN
图腾的起源
Trong quyển
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VĂN MINH ĐÍCH THÁM SÁCH
中国古代文明的探索
Tác giả: Vương Chấn Trung 王震中
Vân Nam nhân dân xuất bản xã, 2005.
Previous Post Next Post