TIÊU CHÍ CỦA XÃ HỘI VĂN MINH
(tiếp theo)
Trên thực
tế, sự sản sinh và hình thành xã hội văn minh nhân loại là một loại vận động và
chuyển dịch của hình thái xã hội, chỉ có tiến hành khảo sát từ sự phát triển và
biến hoá của hình thái xã hội, chúng ta mới có thể chỉ ra đặc trưng bản chất của
kết cấu xã hội văn minh, từ đó khiến cho tiêu chí hình thành xã hội văn minh có
được tiêu chuẩn nội tại tương đối thống nhất (1).
Lấy sự phân công xã hội, sự
phát triển chế độ tư hữu, sự xuất hiện giai cấp và nhà nước làm tiêu chuẩn xã hội
văn minh, tuy có thể nói là nhìn vấn đề từ sự phát triển và biến hoá của hình
thái xã hội, nhưng rõ ràng như Điền Xương Ngũ 田昌五
đã chỉ ra, do bởi rập khuôn máy móc, nên vẫn còn tồn tại không ít vấn đề.
Đầu tiên, quá trình sản sinh
và phát triển sự phân công xã hội, không phải đều là dựa theo thứ tự từ chăn
nuôi đến nông nghiệp và thủ công nghiệp, rồi từ đó mà xuất hiện thương nghiệp
và thương nhân. Thứ tự phát triển phân công xã hội như vậy không phải là quy luật
sản sinh ra xã hội văn minh.
Thứ đến, đa số các dân tộc
văn minh cổ xưa trên thế giới cũng đều không phải sau khi xuất hiện chế độ tư hữu
ruộng đất cá thể mới hình thành xã hội văn minh (2).
Nếu sự sản sinh và hình
thành xã hội văn minh nhân loại đã là một loại vận động và chuyển dịch của hình
thái xã hội, thế thì, mệnh đề Nhà nước
là sự khái quát xã hội văn minh (Quốc
gia thị văn minh xã hội đích khái quát - 国家是文明社会的概括) của Engels phải nói là hợp lý (3); sự xuất
hiện của nhà nước, chính là sự kết thúc triệt để xã hội nguyên thuỷ và là sự mở
đầu xã hội văn minh. Nhưng điều đáng nêu ra là, như Engels trong tác phẩm Gia đình, tư hữu chế hoà quốc gia đích khởi
nguyên 家庭, 私有制和国家的起源 đã nêu ra 2
tiêu chí hình thành nhà nước – dựa theo khu vực mà phân định rõ dân trong đó
cùng với sự thiết lập quyền lực công cộng vượt lên trên xã hội, đối với cổ Hy Lạp,
La Mã mà nói là thích hợp, còn đối với một số dân tộc văn minh cổ xưa khác nhất
định sẽ có tính hạn chế. Chúng tôi cho rằng, tiêu chí hình thành nhà nước cần sửa
lại:
- Một
là sự tồn tại giai cấp.
- Hai
là sự thiết lập quyền lực công cộng vượt lên trên xã hội.
Sự xuất
hiện của giai cấp hoặc giai tầng là cơ sở xã hội để nhà nước – cơ cấu quản lý
được kiến lập, còn sự thiết lập quyền lực công cộng vượt lên trên xã hội tức chức
năng xã hội của nhà nước là đặc trưng bản chất của bộ máy nhà nước.
Mặc dù
dân tộc nông nghiệp và dân tộc du mục trên con đường cụ thể của sự khởi nguyên
văn minh có những sai biệt, nhưng, lấy tiêu chí hình thành nhà nước để quy định
sự tồn tại giai cấp và sự thiết lập quyền lực công cộng vượt lên trên xã hội, bất
luận là đối với dân tộc nông nghiệp hay dân tộc du mục, bất luận là đối với
phương Đông hay phương Tây đều thích hợp. Nhân đó lấy đó làm tiêu chí chung cho
việc sản sinh và hình thành xã hội văn minh nhân loại cũng là cách thiết thực
có thể áp dụng. Điều cần chỉ ra là, ở đây hoàn toàn không thể dùng khái niệm
nhà nước để thay thế hoặc xem là đồng nghĩa với khái niệm văn minh, mà chỉ là
xem sự xuất hiện nhà nước là ranh giới để phân biệt thời đại dã man và thời đại
văn minh… (trích)
CHÚ CỦA NGUYÊN TÁC
(1)- ĐIỀN XƯƠNG NGŨ (田昌五):
Cổ đại xã hội hình thái tích luận (古代社会形态析论), trang
182;
VƯƠNG CHẤN
TRUNG (王震中): Thí luận ngã
quốc trung nguyên địa khu quốc gia hình thành đích đạo lộ (试论我国中原地区国家形成的道路),
bài viết đã chỉ ra rằng:
Quốc gia đích hình thành, tựu thị nguyên thuỷ xã hội
đích chung kết dữ giai cấp xã hội đích khai đoan
国家的形成, 就是原始社会的终结与阶级的开端
(Sự hình thành nhà nước
chính là sự kết thúc xã hội nguyên thuỷ và là sự mở đầu xã hội giai cấp)
Đây cũng là từ hình thái xã
hội khảo sát vấn đề.
(2)- ĐIỀN XƯƠNG NGŨ (田昌五):
Cổ đại xã hội hình thái tích luận (古代社会形态析论), trang
183.
(3)- ÂN CÁCH TƯ (恩格斯)
(Friedrich Engels): Gia đình, tư hữu chế
hoà quốc gia đích khởi nguyên (家庭, 私有制和国家的起源 – Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của
nhà nước). Mã Khắc Tư Ân Cách Tư tuyển tập (马克思恩格斯选集), quyển 4, trang 172, Nhân dân xuất bản xã, 1972.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 07/8/2013
Nguyên tác Trung văn
VĂN MINH XÃ HỘI ĐÍCH TIÊU CHÍ
文明社会的标志
Trong quyển
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VĂN MINH ĐÍCH THÁM SÁCH
中国古代文明的探索
Tác giả: Vương Chấn Trung 王震中
Vân Nam Nhân dân xuất bản xã, 2005.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật