TIÊU CHÍ CỦA XÃ HỘI VĂN MINH

Do bởi
sự tiến hoá của xã hội nhân loại có những đặc điểm như đã trình bày ở trên cùng
giác độ nghiên cứu và cách nhìn khác nhau của các học giả, trước mắt về tiêu
chí khởi nguồn xã hội văn minh còn tồn tại một số ý kiến khác nhau.
Có ý kiến
cho rằng, sự sản sinh và hình thành xã hội văn minh nhân loại lấy văn tự, đồ đồng
và thành thị làm 3 tiêu chí.
Một ý
kiến khác thì cho rằng, lấy sự phân công xã hội và sự phát triển chế độ tư hữu,
sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước làm tiêu chuẩn.
Về ý kiến
đầu, trong bài viết Thí luận ngã quốc
trung nguyên địa khu quốc gia hình thành đích đạo lộ 试论我国中原地区国家形成的道路
đăng trên Trung Quốc nghiên cứu
sử 中国研究史 năm 1984, kì 3, chúng tôi đã có một số phân tích, chỉ
ra các yếu tố của văn minh không phải hình thành trong một sớm một chiều, cũng
không phải hiện tượng mà các dân tộc sở hữu văn minh khi khởi đầu đã cùng có.
Ví dụ như: nền văn minh Inca của Peru ở Nam Mĩ, tuy đã kiến lập nhà
nước, nhưng lại không sử dụng văn tự. nhiều dân tộc du mục trong đó có Hung Nô,
vào sơ kì xã hội văn minh cũng đều không có văn tự. Văn tự cổ xưa nhất của
Trung Quốc bắt đầu từ manh nha phát triển đến thành thục đã trải qua một quá
trình tương đối lâu dài. Cho nên, có hay
không có văn tự rất khó để xem là tiêu chí chung cho sự xuất hiện xã hội văn
minh nhân loại; còn sự phát triển văn tự đến một trình độ nào mới được xem là
tiến vào xã hội văn minh, thì cũng khó mà luận định (1).
Với đồ đồng, nhìn từ cổ sử
các nơi trên thế giới, không ít nơi vào thời đại đồ đồng đã tiến vào xã hội có
giai cấp, nhưng không thể hễ nhìn thấy đồ đồng thì xem như đã tiến vào xã hội
có giai cấp, mà là phải trải qua một giai đoạn phát triển lịch sử và sự tích luỹ
của cải xã hội. Vì vậy, phát hiện đồ đồng tảo kì, phán đoán nó rốt cuộc là vật
của xã hội nguyên thuỷ mạt kì hay là sản phẩm của xã hội có giai cấp cần phải
liên hệ với những nghiên cứu tổng hợp khác, cần phải khảo sát kết cấu chính trị
xã hội lúc bấy giờ; nếu chỉ dựa vào bản thân đồ đồng tảo kì thì không nói rõ được
vấn đề.
Khái niệm
“thành thị” 城市 cũng cần phải phân tích cụ thể. “Thành” và “thị” lúc
ban đầu của Trung Quốc hoàn toàn không giống với thành thị hợp làm một của
phương tây. “Thành” lúc ban đầu ở thời cổ Trung Quốc chỉ có thể gọi là “thành bảo”
城堡 (*), mà không thể gọi là “thành thị” 成市. Từ “thành bảo” hoặc “thành thị” mà nói, đối với dân
tộc nông nghiệp nó có thể là vật phòng ngự quân địch quan trọng và là trung tâm
chính trị, tôn giáo, văn hoá, còn đối với dân tộc du mục mà nói, không phải là
loại hình mang tính tuyệt đối. Cho nên các yếu tố văn minh và thời đại văn minh
là hai khái niệm vừa có mối liên hệ hỗ tương vừa có sự khu biệt. Những yếu tố
văn minh này tuy có thể nói rõ một vài hiện tượng xã hội nào đó của xã hội văn
minh, nhưng do bởi hoàn cảnh địa lí và hoàn cảnh xã hội khác nhau, tính đa dạng
của kết cấu và cách thức tiến hoá của xã hội văn minh, khiến cho những yếu tố
văn minh nói trên khó mà được xem là tiêu chí chung cho sự xuất hiện xã hội văn
minh. (còn tiếp)
CHÚ CỦA NGUYÊN TÁC
(1)- ĐIỀN XƯƠNG NGŨ 田昌五:
Cổ đại xã hội hình thái tích luận 古代社会形态析论, trang
181, Học Lâm xuất bản xã, 1986.
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(*)- THÀNH BẢO (城堡):
tường thành kiểu lô cốt dùng để phòng ngự.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 06/8/2013
Nguyên tác Trung văn
VĂN MINH XÃ HỘI ĐÍCH TIÊU CHÍ
文明社会的标志
Trong quyển
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VĂN MINH ĐÍCH THÁM SÁCH
中国古代文明的探索
Tác giả: Vương Chấn Trung 王震中
Vân Nam Nhân dân xuất bản xã, 2005.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật