TÁC GIẢ CỦA BỘ “TÔN TỬ BINH PHÁP” LÀ AI?
Bộ Tôn Tử binh pháp孙子兵法 thời Xuân Thu
thường gọi là Tôn Tử孙子, cũng gọi là Ngô Tôn Tử binh pháp 吴孙子兵法, từng được
nhân sĩ trong và ngoài nước tôn xưng là tị tổ của binh thư, tương truyền do Tôn
Vũ 孙武, tướng nước Ngô thời Xuân Thu biên soạn. Vào thời cổ
Trung Quốc, nó là bộ trứ tác binh pháp kinh điển mà các nhà quân sự cần phải đọc,
thời Tống được làm sách giáo khoa quân sự đứng đầu trong “Vũ kinh thất thư 武经七书” (1).
Phàm những ai muốn theo nghiệp binh, phải đọc thuộc Tôn Tử, khảo thí hợp cách mới có thể được thu nhận. Bộ Tôn Tử truyền sang phương tây cũng đã được
hơn mấy trăm năm lịch sử. Tương truyền Napoléon sau khi bị thất bại trận Waterloo , gặp được bộ sách
này than là không được đọc sớm, nếu không chưa chắc đã thất bại. Ở Nhật Bản ngày
nay, các xí nghiệp phương tây, có người dùng Tôn Tử để kinh doanh cũng luôn có được những thành công. Nhưng tác
giả của bộ Tôn Tử là ai? Có phải là
tướng quân nước Ngô Tôn Vũ. Đây là điều mà đến nay vẫn còn tranh luận.
- Những ghi
chép trong Sử kí 史记 có chân thật không?
Các bộ sách như Thương Quân thư 商君书, Hàn Phi Tử 韩非子 đều nói đến Tôn
Ngô chi thư 孙吴之书, và chỉ ra đó là Tôn Tử binh
pháp và Ngô tử binh pháp, nhưng
không hề nói tác giả là Tôn Vũ. Tư Mã Thiên 司马迁
đời Hán trong Sử kí – Tôn Vũ liệt truyện 史记 - 孙武列传 mới chính thức ghi chép sự tích Tôn Vũ, khẳng định 13
thiên trong Tôn Tử là do Tôn Vũ biên
soạn, Tôn Vũ dùng 13 thiên binh pháp này để yết kiến Ngô Vương, giúp chỉnh đốn
quân ngũ, làm cho nước giàu binh mạnh, phía tây phạt Sở, phía bắc ra uy với Tề
Tấn, tranh bá trung nguyên. Thuyết ở Sử
kí xuất hiện, trải qua ngàn năm không ai nghi ngờ gì. Nhưng bắt đầu từ thời
Tống, nghi vấn đã xuất hiện. Bộ Tôn Tử
có thật là do Tôn Vũ biên soạn chăng? Trong lịch sử Tôn Vũ là người có thật
chăng? Những người đầu tiên nêu những nghi vấn này có Trần Chấn Tôn 陈振孙 , Diệp Thích 叶适đời
Tống; Diêu Tế Hằng 姚际恒 đời Thanh cũng tán đồng những ý kiến này, cho rằng Tôn Tử là nguỵ thư. Nhưng cũng có nhiều
học giả không đồng ý với ý kiến của Trần Chấn Tôn, Diệp Thích, như Tống Liêm 宋濂 đời Minh trong Chư
tử biện 诸子辨, các soạn giả của bộ Tứ khố toàn
thư 四库全书 đời Thanh. Những người này cho rằng: Thái sử công là một sử gia nghiêm
túc, những sự việc ông ta viết là chân thực đáng tin, trong truyện đã thuật lại
sự việc của Tôn Vũ 孙武 Tôn Tẫn 孙膑 một cách rõ ràng. Trong Hán thư – Nghệ văn chí 汉书 - 艺文志 chép về binh
pháp có Tẫn Tôn Tử 膑孙子 (Tôn Tẫn 孙膑) và Ngô Tôn Tử 吴孙子 (Tôn Vũ 孙武), phân biệt rõ ràng, vốn là 2 người, không có gì phải
nghi ngờ.
- Thuyết Tôn Vũ
cùng học trò hợp soạn.
Một ý
kiến chủ trương bộ Tôn Tử là do Tôn
Vũ và học trò cùng chung soạn. Ý kiến
này cho rằng, hệ thống tư tưởng chính trong Tôn Tử là thuộc về Tôn Vũ, còn quá
trình hình thành sách đại thể như sau:
Sau khi
Tôn Vũ 孙武 và Ngũ Tử Tư 五子胥
phò tá Hạp Lư 阖闾 hoàn thành sự nghiệp, Ngũ Tử Tư bị Bá Bỉ 伯嚭 gạt bỏ, Tôn Vũ thấy tình hình như thế bèn từ chức, ông tổng
kết kinh nghiệm chiến tranh, chỉnh lí thành hệ thống lí luận quân sự, sau đó giảng
dạy cho học trò, truyền lại học thuật quân sự, học trò ghi chép lại những gì
nghe được, rồi truyền nhau, cuối cùng vào thời Xuân Thu Chiến quốc dần hình
thành bộ trứ tác binh pháp phong phú, có hệ thống tương đối hoàn chỉnh. Trong
đó tuy có sự thêm bớt, nhưng không làm thay đổi tư tưởng hạt nhân của Tôn Vũ,
vì vậy bộ sách này được xem là do Tôn Vũ biên soạn cũng không có gì là không thể.
Tóm lại,
muốn làm rõ triệt để tác giả bộ Tôn Tử,
còn cần phải đợi thêm những nghiên cứu và khảo cổ.
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- VŨ KINH THẤT THƯ武经七书: tức 7 bộ sách về quân sự thời cổ được dùng làm sách giáo khoa, gồm:
- Tôn Tử binh pháp 孙子兵法.
- Uất Liêu Tử 尉缭子.
- Ngô Tử binh pháp 吴子兵法.
- Tư Mã pháp 司马法.
- Lục thao 六韬.
- Tam lược 三略.
- Lí Vệ Công vấn đối 李卫公问对.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 20/8/2013
Nguyên tác Trung văn
“TÔN TỬ BINH PHÁP” TÁC GIẢ CHI MÊ
“孙子兵法” 作者之迷
Trong quyển
TRUNG QUỐC VỊ GIẢI CHI MÊ
中国未解之谜
Chủ biên: Tôn Thiệu Vũ 孙绍武
Hô Hoà Hạo Đặc: Viễn phương xuất bản xã, 2009.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật