MỐI LIÊN HỆ GIỮA MẶT TRỜI VÀ CHIM
Với
chúng ta ngày nay, mặt trời và chim chẳng liên quan gì với nhau, tính chất cũng
hoàn toàn khác nhau. Nhưng người Trung Quốc thời cổ bị cuốn hút vào tín ngưỡng
về chim, xem mặt trời và chim là không thể tách rời, cả hai có mối quan hệ cực
kì thân thiết.
Một bộ
phận tiên dân tin chắc rằng, mặt trời và chim là đồng loại, cùng trú một nơi.
Trong Sơn hải kinh – Đại hoang đông kinh 山海经 - 大荒东经 có ghi rằng:
Đại hoang chi trung, hữu sơn danh viết Nghiệt
Dao Uân Đê, thượng hữu phù mộc, trụ tam bách lí, kì diệp như giới. Hữu cốc viết
Ôn Nguyên cốc. Thang Cốc thượng hữu phù mộc, nhất nhật phương chí, nhất nhật
phương xuất, giai đới vu ô.
大荒之中, 有山名曰孽摇頵羝, 上有扶木, 柱三百里, 其叶如芥. 有谷曰温源谷. 汤谷上有扶木, 一日方至, 一日方出, 皆戴于乌.
(Nơi đại
hoang có một ngọn núi tên là Nghiệt Dao Uân Đê, trên núi có cây phù tang, cao
300 dặm, lá của nó giống lá cải. Có một sơn cốc tên là Ôn Nguyên cốc. Trên
Thang Cốc cũng có cây phù tang, khi một mặt trời về đến Thang Cốc thì một mặt
trời khác từ cây phù tang hiện ra, cả hai lúc ra và về đều do quạ cõng trên
lưng.)
Và cũng
trong Sơn hải kinh – Hải ngoại đông kinh 山海经 - 海外东经:
Thang Cốc thượng hữu phù tang, thập nhật sở
dục ….. cửu nhật cư hạ chi, nhất nhật cư thượng chi.
汤谷上有扶桑, 十日所浴….. 九日居下枝, 一日居上枝.
(Trên
Thang Cốc có cây phù tang, là nơi mười mặt trời thường tắm ….. chín mặt trời ở
phía dưới cành cây, một mặt trời ở phía trên cành cây.)
Mười mặt
trời cư trú nơi Thang Cốc, chúng thay phiên nhau trực ban, mỗi ngày có một mặt
trời ở phía trên cành cây, treo cao giữa không gian, đem ánh sáng đến cho muôn
vật. Như vậy, hàng ngày mặt trời làm sao lên xuống? đó là nhờ chim. Mặt trời dựa vào thần lực chim bay,
chim rời khỏi cây phù tang là mặt trời mọc, chim về lại cây phù tang là mặt trời
lặn. Nói theo ngôn ngữ hiện đại là nhờ vào công cụ giao thông, mặt trời và chim
không ai rời ai được.
Một bộ
phận tiên dân khác thì cho rằng mặt trời và chim không chỉ ở cùng một nơi mà
còn là nhất thể. Bản thân mặt trời cũng chính là chim, một loài kim ô thân mang
một quả cầu lửa. Trong Hoài Nam Tử - Tinh
thần huấn 淮南子 - 精神训 ghi rằng:
Nhật hữu tồn ô
日有踆乌
Cao Dụ 高诱 chú rằng:
Tồn, do tồn dã, vị tam túc ô.
踆, 犹蹲也, 谓三足乌.
(Chữ踆giống chữ 蹲, chỉ con quạ 3 chân)
Đây là sự ghi chép chân thực về một tập tục tín ngưỡng.
Nhìn từ sử liệu ra đời từ rất sớm, trong Thiên
vấn 天问 Khuất Nguyên 屈原 đã viết:
Nghệ yên tất nhật, ô yên giải vũ
羿焉鞸日, 乌焉解羽.
(Hậu Nghệ làm sao bắn mặt trời, quạ sao rụng lông cánh?)
Tương
truyền thời cổ 10 mặt trời cùng xuất hiện, thiên hạ nóng vô cùng. Đế Nghiêu sai
thần tiễn là Hậu Nghệ 后羿 bắn mặt trời. Nghệ
bắn một hơi rụng 9 mặt trời, mọi người lúc bấy giờ mới được an cư lạc nghiệp.
Câu chuyện thần thoại lưu truyền từ lâu đời , đến thời Xuân Thu Chiến quốc có
Khuất Nguyên với tư biện lí tính, đối với nội hàm chân thực của việc Hậu Nghệ bắn
mặt trời đồng thời lấy đi sinh mạng của chim đã phát sinh nghi vấn. Việc Khuất
Nguyên truy cứu ý nguyện chân thực đối với truyền thuyêt, đến nay vẫn có ý
nghĩa. Từ sự mê hoặc và truy xét của Khuất Nguyên, chúng ta có thể thấy được
tín ngưỡng nhất thể hoá giữa mặt trời và chim được lưu truyền rộng rãi trong
dân gian, nó luôn được kéo dài bất tuyệt.
Thời lưỡng
Hán, trong lịch sử mĩ thuật có một đề tài thần thoại thường thấy, mặt trời có
hình dạng chim đang bay trong mây, trong dân gian gọi là “kim ô phụ nhật” 金乌负日. Đây là hình hợp thể điển hình giữa mặt trời và chim, thể hiện sinh động
tín ngưỡng lí tưởng của dân chúng từ xưa đến giờ. Từ tư liệu lịch sử hiện có,
chúng ta phát hiện, hợp thể của cả hai trong hình tượng mĩ thuật cũng có nhiều biến thể. Một loại hình tượng biểu thị ý
niệm, bản thân mặt trời chính là chim; một loại hình tượng thể hiện ở bức vẽ
trong mặt trời có chim, mà cách tạo hình của chim cũng đa dạng. Có con tương tự
với chim phụng trong huyễn tưởng, có con lại giống quạ trong hiện thực, có con
2 chân, có con 3 chân, điều này phản ánh tính phức tạp trong tín ngưỡng hợp thể
giữa mặt trời và chim. Nhưng thông qua
những mâu thuẫn tựa như hỗn loạn này, vẫn có thể thấy được rõ ràng mặt trời
cũng là quan niệm tổng thể của chim.
Có tiên
dân tin rằng, mặt trời và chim cùng sinh cùng diệt không thể tách rời. Truyền
thuyết “Dương triệu điểu” 阳兆鸟 lưu truyền trong
dân tộc Xa 畲, họ miêu tả rất lâm li mối quan hệ mật thiết giữa
Dương điểu 阳鸟và mặt trời cùng sự nương tựa qua lại giữa chúng với nhau.
(còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 29/7/2013
Nguyên tác Trung văn
THÁI DƯƠNG DỮ ĐIỂU ĐÍCH LIÊN NHÂN
太阳与鸟的联姻
Trong quyển
TRUNG QUỐC ĐIỂU TÍN NGƯỠNG
中国鸟信仰
Tác giả: Trần Cần Kiến 陈勤建
Học Phạm xuất bản xã, 2003.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật