LAI LỊCH BÚT
DANH KIM DUNG VÀ CỔ LONG
Hương Cảng và Đài
Loan có 2 tiểu thuyết gia võ hiệp nổi tiếng, một người là Kim Dung 金庸 của Hương Cảng, còn người
kia là Cổ Long 古龙 của Đài
Loan. Kim Dung và Cổ Long là bút danh của họ, nói về lai lịch của hai bút danh
này có nhiều điều thú vị.
Kim Dung vốn họ
Tra 查, tên Lương Dung 良镛, sinh năm 1923 Hải Ninh 海宁 Triết Giang 浙江 trong một gia đình nhiều đời
thư hương môn đệ. Tổ tịch của ông vốn là người An Huy 安徽, cuối đời Nguyên dời đến Hải Ninh. Trong lịch sử
gia tộc của Kim Dung từng có nhiều người nổi tiếng, chỉ riêng hai đời Minh
Thanh đã có đến 20 người đậu Tiến sĩ, 76 người đậu Cử nhân. Tiên tổ của Kim
Dung Tra Thứ 查恕 là một
danh y đầu đời Minh, được triệu vào Thái y viện, Chu Nguyên Chương 朱元璋 rất hâm mộ, ban cho nhất phẩm.
Tổ phụ của Kim Dung là vị Tiến sĩ cuối cùng của gia tộc họ Tra. Trong nhiều tác
phẩm của mình, Kim Dung từng nói đến gia tộc hiển hách của ông.
Bút danh Kim Dung
đặt lúc ông làm kí giả cho tờ Tân vãn báo
新晚报 ở Hương Cảng vào năm 1955. Lúc bấy giờ ông phụ trách mục Hạ ngọ trà toạ 下午茶座. Ông từng lấy truyền
thuyết về Hoàng đế Càn Long 乾隆
làm nội dung, mỗi ngày đăng một tiểu thuyết khoảng 1000 chữ. Lúc đó vẫn dùng
tên thật Tra Lương Dung. Để hấp dẫn độc giả, ông muốn đặt một bút danh hay,
nhưng nghĩ tới nghĩ lui vẫn không tìm ra được một bút danh vừa ý. Trong lúc sốt
ruột, ông ném cây bút lên bàn, nào ngờ, đầu bút nằm giữa chữ “dung” 镛 của tên Tra Lương Dung trong
bản thảo ở trên bàn, điều này mang đến cho ông linh cảm. Ông nhìn kĩ đầu bút nằm
giữa chữ “dung” 镛, nghĩ bụng,
nếu đem chữ “dung” 镛 tách làm 2
phần, thành hai chữ “kim” 金 và “dung” 庸, lấy “Kim Dung” 金庸
làm bút danh không phải là hay sao? Vì thế bút danh “Kim Dung” đã ra đời. Tra
Lương Dung dùng bút danh này viết liền 14 bộ tiểu thuyết. Nhất cử thành danh,
“Kim Dung” trở nên nổi tiếng trên văn đàn.
Cổ Long 古龙 vốn tên là Hùng Diệu Hoa 熊耀华. Bút hiệu Cổ Long có liên
quan đến cô bạn học mà ông từng yêu khi đang học. Lúc bấy giờ Hùng Diệu Hoa
theo học tại trường Đạm Giang 淡江,
trong lớp học sinh nam nhiều, học sinh nữ rất ít, cả lớp có 36 học sinh, mà chỉ
có 4 học sinh nữ. Trong số 4 người này có một cô tên là Cổ Phụng 古凤 rất xinh đẹp, nhưng không
thích nói chuyện, có vẻ hơi cô tịch. Những học sinh nam hay nghịch trong lớp đặt
cho Cổ Phụng biệt hiệu là “Điểu” 鸟.
Hùng Diệu Hoa rất thích Cổ Phụng, hi vọng có thể cùng kết bạn nên chủ động tiếp
cận. Hùng Diệu Hoa dáng người thấp, chỉ cao 1.56m, mắt thì nhỏ, đầu và miệng thì
rất lớn, đương nhiên Cổ Phụng không để ý đến. Lúc phụ thân Cổ Phụng qua đời, trời
mưa như thác đổ, Hùng Diệu Hoa đã đội mưa đến nhà thăm viếng, điều này khiến Cổ
Phụng vô cùng cảm động, vì thế Cổ Phụng đã ngã vào lòng Hùng Diệu Hoa mà khóc.
Hùng Diệu Hoa lúc nhỏ bị phụ thân bỏ rơi, hồi ức khổ đau hiện về, lại thấy Cổ
Phụng bi thương như thế cũng không kềm được nên khóc theo. Sau đó, Cổ Phụng chợt
thấy mình hãy còn nằm trong lòng Hùng Diệu Hoa, ngay lập tức thoát ra và lạnh
lùng bảo Hùng Diệu Hoa ra về. Hùng Diệu Hoa đau buồn nói với Cổ Phụng về tấm
chân tình của mình đối với Cổ Phụng. Hùng Diệu Hoa thề rằng: Nếu Hùng Diệu Hoa
kiếp này không lấy được Cổ Phụng làm vợ, nhất định sẽ lấy tên là Cổ Long.
Hùng Diệu Hoa
mang mối tình sâu đậm đối với Cổ Phụng, bắt đầu sử dụng bút danh “Cổ Long”.
Không ngờ rằng, bút danh “Cổ Long” này đã mang đến cho ông sự thành công to lớn,
khiến ông trở thành tác gia tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 15/7/2013
Nguyên
tác Trung văn
KIM
DUNG, CỔ LONG BÚT DANH ĐÍCH LAI LỊCH
金庸, 古龙笔名的来历
Trong
quyển
TRUNG
QUỐC NHÂN DANH ĐÍCH CỐ SỰ
中国人名的故事
Tác giả: Trương Tráng Niên 张壮年
Trương Dĩnh Chấn 张颖震
Sơn
Đông hoạ báo xuất bản xã, tháng 9-2005
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật