Dịch thuật: Y Doãn

Y DOÃN

          Y Doãn 伊尹, tên là Y , Doãn là quan danh; có thuyết cho là tên Chí , quan danh là A Hành 阿衡. Y Doãn đảm nhiệm chức Tể tướng qua 5 triều Thang , Ngoại Bính 外丙, Trọng Nhâm 中壬, Thái Giáp 太甲, Ốc Đinh 沃丁, được ca ngợi là vị hiền tướng đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Sáng tác của ông có 3 thiên Thái Giáp huấn 太甲训. Theo truyền thuyết, Y Doãn mất lúc hơn 100 tuổi, chôn ở đất Bạc (nay thuộc tây bắc huyện Yển Sư 偃师 tỉnh Hà Nam 河南). Có thuyết cho rằng vì ông soán vương vị nên bị giết chết.
          Truyền thuyết kể rằng, Y Doãn khi còn nhỏ gặp phải trận thuỷ tai, mẹ ông đem ông đặt vào bộng cây để tránh nạn, và người mẹ đã bị nước cuốn trôi. Sau khi nước rút, ông được người ta phát hiện, dâng ông cho thủ lĩnh họ Hữu Sắn 有莘, vị thủ lĩnh này lại giao ông cho người đầu bếp của mình. Do bởi ông sinh bên bờ  sông Y nên vị đầu bếp đặt cho ông tên là Y.
          Y Doãn dần lớn lên, theo dưỡng phụ học cách nấu ăn, đồng thời cũng tự học, được thủ lĩnh họ Hữu Sằn mời làm thầy cho con gái mình.
          Về sau, vua Thang của nước Thương , một thuộc quốc của triều Hạ tuần du đến phía đông, gặp được người con gái xinh đẹp của vị thủ lĩnh họ Hữu Sằn liền đến cầu hôn và được chấp nhận. Y Doãn nghe tin vua Thang là một vị vua hiền minh muốn đi đến nơi đó để thực hiện hoài bão nên đã xin được làm tiểu thần bồi giá đi đến nước Thương.
          Để tiếp cận vua Thang, Y Doãn đã trổ hết tài nghệ nấu nướng của mình. Vua Thang chú ý và phá cách cho triệu kiến. Nghe Y Doãn luận bình trôi chảy việc cai trị thiên hạ, vua Thang cảm thấy hứng thú, liền giải trừ cho ông thân phận nô lệ, đồng thời trọng dụng. Về sau Vua Thang đưa ông đến triều Hạ, trong triều đình vua Kiệt nhà Hạ, ông làm một chức quan nhỏ.
          Vua Kiệt bạo ngược, dân chúng oán hận, Y Doãn từng bạo gan can gián rằng:
Nếu Đại vương cứ như thế này, đất nước không sớm thì muộn sẽ bị diệt vong.
Hạ Kiệt trách rằng:
Ông lại nói những lời nguy hại, mê hoặc mọi người rồi! Ta giống như mặt trời trên cao, chỉ cần mặt trời không bị diệt thì ta cũng sẽ không bị diệt.
Y Doãn thấy Hạ Kiệt không còn thuốc chữa nên đã âm thầm về lại với vua Thang, và được giữ chức Hữu tướng 右相. Y Doãn giúp vua Thang chỉnh đốn nội chính, chiêu nạp nhân tài, thu phục lòng người, khiến nước Thương ngày càng hùng mạnh.
Lúc bấy giờ triều Hạ ngày càng suy yếu, Y Doãn giúp vua Thang mưu tính diệt Hạ. Y Doãn dùng vàng mua chuộc ái phi bị thất sủng của Hạ Kiệt là Mạt Hỉ 妹喜 (1), thông qua Mạt Hỉ nắm tình hình triều đình triều Hạ.
Tiếp đó, Y Doãn làm một tác dò thám, kiến nghị vua Thang ngừng triều cống vua Kiệt, Hạ Kiệt lập tức đem binh đánh Thương. Y Doãn cảm thấy Hạ Kiệt hãy còn một lực lượng nhất định nên kiến nghị vua Thang nhận tội, khôi phục lại triều cống, nhưng ngầm tích cực chuẩn bị đợi thời cơ đến.
Qua một thời gian, nội bộ triều Hạ rối ren, thân thích xa lìa, nhiều thuộc quốc không còn thần phục Hạ Kiệt. Y Doãn cho rằng thời cơ đã đến liền kiến nghị vua Thang công khai hiệu triệu thiên hạ phản lại triều Hạ quy phục triều Thương. Nhiều thuộc quốc của triều Hạ tấp nập hưởng ứng, chỉ có 3 thuộc quốc là Cát , Vi , Cố kiên trì theo Hạ Kiệt. Y Doãn giúp vua Thang xuất binh công diệt 3 nước đó, sau đó đánh thẳng vào triều Hạ. Trong trận Minh Điều 鸣条, vua Thang đánh bại đội quân triều Hạ do Hạ Kiệt thống lĩnh, chiếm đô thành triều Hạ, đồng thời truy bắt Hạ Kiệt, đày Hạ Kiệt ra Nam Sào 南巢. Đến đây, triều Hạ diệt vong, triều Thương kiến lập.
Sau khi triều Thương khai quốc, Y Doãn giúp vua Thang chế định chế độ lễ nghi, đặt nền móng vững chắc cho vương triều Thương.
Sau khi vua Thang mất, Y Doãn trước sau hết lòng phò tá 2 người con của vua Thang là Ngoại Bính 外丙 và Trọng Nhâm 中壬.
Sau khi Trọng Nhâm mất, Y Doãn lại lập cháu của vua Thang là Thái Giáp 太甲 lên làm vua, đồng thời đem công lao sáng nghiệp của vua Thang và sự hôn bạo của Hạ Kiệt chỉ dạy cho Thái Giáp để Thái Giáp chuyên tâm vào việc trị quốc. Nhưng Thái Giáp lại đắm chìm trong tửu sắc, không ngó ngàng đến chính sự, lại phá hoại chế độ pháp quy mà vua Thang đã lập ra. Y Doãn nhiều lần khuyên can nhưng vô hiệu liền tự mình đảm đương chính sự, đưa Thái Giáp ra Đồng Cung 桐宫 gần lăng mộ vua Thang để Thái Giáp nhớ đến công lao sáng nghiệp khó nhọc của tổ tiên mà hối cải lỗi lầm. Sự kiện này sử gọi là “Y Doãn phóng Thái Giáp” 伊尹放太甲 (Y Doãn đày Thái Giáp). Thái Giáp nghĩ trước nghĩ sau, cuối cùng tỉnh ngộ. Sau 3 năm, Y Doãn đích thân mang trang phục mũ miện của vua đến Đồng Cung rước Thái Giáp trở về, giao trả chính sự, tự mình làm tướng như trước, hết lòng phò tá.
Từ đó, Thái Giáp siêng năng việc nước, yêu mến nhân dân, khiêm tốn cẩn thận, trở thành một vị quân chủ hiền minh, “dân đại duyệt” 民大悦 (dân hết sức vui mừng), Y Doãn làm ra 3 thiên Thái Giáp huấn 太甲训 để ngợi khen.
Sau khi Thái Giáp mất, Y Doãn lại lập Ốc Đinh 沃丁 lên làm vua.
                                                                          (còn tiếp)

CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- MẠT HỈ 妹喜:
          Trong Khang Hi từ điển, trang 193, mục chữ  có ghi rằng:
          - Quảng vận 廣韻phiên thiết là MẠC BÁT 莫撥
- Tập vận 集韻, Chính vận 正韻 đều phiên thiết MẠC CÁT 莫葛
Đều có âm là (mạt)
Vợ của Hạ Kiệt là 妹喜 cũng được viết là 妺喜.
                                      (Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003)
Trong Khang Hi từ điển, chữ này bên cạnh có bính âm là ; còn chữ có bính âm là mèi.
Chữ có bính âm là gồm bộ (nữ) và chữ (mạt), âm Hán Việt là Mạt
Chữ có bính âm là mèi gồm bộ (nữ) và chữ (vị), âm Hán Việt là Muội.
          Trong nguyên tác, bên cạnh chữ có bính âm là , nên tôi chọn âm đọc là MẠT. Như vậy tên nhân vật là MẠT HỈ.

                                                                          Huỳnh Chương Hưng
                                                                          Quy Nhơn 13/6/2013

Nguyên tác Trung văn
Y DOÃN
伊尹
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH ĐẠI TỂ TƯỚNG LỤC
中国历代宰相录
Chủ biên: Dương Kiếm Vũ 杨剑宇
Thượng Hải văn hoá xuất bản xã, 1999.
Previous Post Next Post