LAI
LỊCH CỦ KHOAI LANG Ở TRUNG QUỐC
Khoai lang tên tiếng Hán là "phan thự" 番薯,còn có tên là “cam thự” 甘薯, “hồng điều (thiều)” 红苕, “sơn vu” 山芋, “bạch thự” 白薯, vốn gốc ở châu Mĩ, sau khi Kha
Luân Bố 哥伦布
(1) phát hiện ra tân lục địa, khoai
lang đã được đưa vào trồng ở châu Âu và Đông Nam Á. Khoai lang vào Trung Quốc
đã phải trải qua một quá trình cam go. Lúc bấy giờ, thực dân Tây Ban Nha thống
trị Philippines, nghiêm cấm không cho bán khoai lang ra ngoài nước. Một người
Hoa kiều cư trú ở Philipppines tên Trần Chấn Long 陈振龙 thấy khoai lang là loại thức ăn
có chất dinh dưỡng, có thể phòng bị những lúc mất mùa đói kém nên đã quyết tâm
đưa về Trung Quốc. Năm 1593, ông dùng dây khoai quấn vào dây neo thuyền, bên
ngoài phủ lên lớp bùn, qua mặt sự kiểm tra của bọn thực dân, để đưa dây khoai về
Phúc Kiến 福建.
Từ đó khoai lang được trồng thành công tại Phúc Kiến. Lúc bấy giờ vùng đất Mân 闽 đất Quảng 广 gặp phải bão, mấy năm liền đói
kém, khoai lang với sản lượng cao, mùi vị thơm ngon đã được người dân nơi đó
xem là trân phẩm phòng bị. Vào thế kỉ thứ 17, vùng Giang Nam 江南 bị thuỷ tai, ngũ cốc mất mùa, nạn
đói nghiêm trọng hoành hành, người dân phải lưu li thất tán. Nhà khoa học nổi
tiếng Từ Quang Khải 徐光启 do vì phụ thân qua đời, đang cư
tang tại Thượng Hải上海, thông qua học sinh ở Phúc Kiến “nhiều lần cho giống” đã trồng
thử tại vùng ngoại ô Thượng Hải, và đã đạt kết quả rất tốt. Nhưng lúc đó, trong
sản xuất nông nghiệp tồn tại thuyết “phong thổ luận” 风土论 gây trở ngại cho việc truyền bá
khoai lang trong nước nên Từ Quang Khải đã viết Cam thự sớ 甘薯疏, tổng kết 13 ưu điểm của khoai
lang, ra sức đề xướng việc trồng khoai lang.
CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- KHA LUÂN BỐ 哥伦布 (khoảng 1451 – 1506):
Nhà hàng hải người Ý,tên tiếng Ý là Cristoforo
Colombo, trước sau đã 4 lần hành trình bằng đường biển đến vùng Caribe và Nam
Mĩ. Nhiều người cho rằng, Kha Luân Bố phát hiện ra tân lục địa vào năm 1492.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 08/3/2013
Trích từ nguyên tác Trung văn
TRUNG QUỐC TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ
中国传统文化
Chủ biên: Trương Khởi Chi 张岂之
Cao đẳng giáo dục xuất bản xã,
1999.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật