HỈ THẦN
Hỉ thần
喜神 là vị thần không có hình tượng cụ thể, chủ về việc tốt
đẹp. Do bởi không có hình tượng cụ thể nên cũng không có miếu thờ, một số tập tục
hoạt động liên quan đến việc nghinh đón và đưa tiễn Hỉ thần lưu hành trong dân
gian cũng không giống với việc tế tự một số thần khác.
Thời
xưa trong dân gian, nam nữ kết hôn có tập tục “nghinh Hỉ thần”, đó là sau khi
cô dâu lên kiệu, cửa kiệu phải quay đến hướng có Hỉ thần và dừng lại trông chốc
lát, sau đó mới lên đường. Theo truyền thuyết, làm như thế cô dâu chú rể sẽ được
hạnh phúc, cả đời luôn có những chuyện vui. Sự thực, đây chẳng qua là loại tín
ngưỡng quan niệm trong tinh thần của mọi người. Mặc dù như thế, mọi người vẫn
phải “nghinh”, đó là bởi vì mọi người luôn có quan niệm “mong có được điều tốt đẹp”.
Trong
xã hội cũ, nhất là ở khu vực phía bắc, vào sáng sớm ngày một một đầu năm, các
kĩ nữ trong kĩ viện đều có tập tục “tẩu Hỉ thần phương” 走喜神方. Gọi là “tẩu Hỉ thần phương” chính là thuận theo hướng
của Hỉ thần mà đi, đi gặp Hỉ thần. Theo truyền thuyết, gặp được Hỉ thần, cả năm
sẽ được buôn may bán đắt, nếu không gặp được cũng chẳng sao, chí ít thân thể
cũng được mạnh khoẻ, bình an vô sự. Vậy thì làm sao có thể xác định được phương
vị có Hỉ thần vào sáng sớm ngày nguyên đán? Đó là thuận theo hướng mà gà trống
gáy là được. Do bởi “Hỉ thần” là một vị “thần trừu tượng” không có hình tượng cụ
thể, cho nên, bạn nghinh đón được hay không là dựa vào cảm giác của mình.
Đương
nhiên thực tế này chỉ có thể là một sự an ủi về mặt tinh thần, cũng chỉ là kết
quả của loại quan niệm sai khiến “mong có
được điều tốt đẹp”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 10/02/2013
Mồng 1 tết Quý Tị
Dịch từ nguyên tác Trung văn
HỈ THẦN
喜神
Trong quyển
CÁT TƯỜNG ĐÍCH TRUNG QUỐC
吉祥的中國
Bản công ti biên tập bộ biên soạn
Ngọc thụ đồ thư ấn loát hữu hạn công ti, năm Dân Quốc
thứ 90.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật