Dịch thuật: Sự kì thị giới tính ... (tiếp theo)


SỰ KÌ THỊ GIỚI TÍNH
 NHÌN TỪ NHỮNG CHỮ THUỘC BỘ “NỮ”
(tiếp theo)

          Nhìn từ ý nghĩa khen chê, theo thống kê của các học giả, những chữ thuộc bộ “nữ” trong từ điển Từ hải 辞海 có 257 chữ (gồm thông giả tự, dị thể tự, phồn giản tự, cổ kim tự), có 100 chữ đề cập đến nghĩa khen chê, trong đó mang nghĩa chê có 35 chữ, mang nghĩa khen có 47 chữ, nửa khen nửa chê có 18 chữ.
          1- Những chữ thuộc bộ “nữ” có nghĩa khen:
          Chữ Hán là vật dẫn trọng yếu về văn hoá của dân tộc Trung Hoa, việc sản sinh nhiều người khen tặng phẩm hạnh, dung mạo, tư thái … của nữ giới không phải là ngẫu nhiên. Xã hội phong kiến yêu cầu con gái phải có “tam tùng tứ đức” (“tam tùng” tức tại gia tùng phụ, xuất giá tùng phu, phu tử tùng tử, “tứ đức” tức ‘phụ đức, phụ ngôn, phụ dung, phụ công’), nên đã có chữ “nữ” bên cạnh biểu thị sự thuận tùng, như:
     
          Thuyết văn ghi rằng:
Như, tùng tuỳ dã. Tùng nữ, tùng khẩu.
, 从随也. 从女, 从口
(Như là theo, đi theo. Gồm chữ nữ, chữ khẩu)
          Từ Khải 徐鍇 nói rằng:
          Con gái nghe theo lời dạy của cha, thuận theo sự sai bảo của chồng, cho nên có chữ “khẩu”, thuộc chữ hội ý.
          Cũng trong Thuyết văn:
Uỷ, tuỳ dã. Tùng nữ tùng hoà.
, 随也. 从女从禾
(Uỷ là theo. Gồm chữ nữ chữ hoà)
Viên, thuận dã.
, 顺也
(Viên là thuận theo)
Vỉ, thuận dã.
, 顺也
(Vỉ là thuận theo)
          Có thể thấy, trong con mắt của kẻ thống trị là nam giới, “thuận tùng” mới là đức tính lớn nhất của nữ giới. “Phụ dung” là một trong “tứ đức”Từ chế độ đối với dung nghi của con gái phải có thêm những yêu cầu như:
          Vũ mị 妩媚: dễ thương
          Thiền quyên 婵娟: xinh đẹp
          A na 婀娜: yểu điệu
          Kiều nộn 娇嫩: dịu dàng
          Phinh đình 娉婷: tha thướt.
Đó là những từ khen tặng dung mạo tư thái của con gái. Trong những chữ có bộ “nữ” bên cạnh, còn có một số chữ biểu thị sự hoan lạc, vui vẻ như:
   
          Thuyết văn ghi rằng:
Ngu, lạc dã. Tùng nữ ngô thanh.
, 乐也. 从女吴声
(Ngu là vui. Chữ hình thanh, “nữ” là ý phù, “ngô” là thành phù)
Hi, hí dã
, 戏也
(Hi là vui đùa)
          “Hoan lạc” “vui đùa” xem ra không thể thiếu “nữ”, dường như không có nữ thì không vui, trong tiềm thức xem nữ giới là công cụ để vui đùa.
          2- Những chữ thuộc bộ “nữ” mang nghĩa trung tính:
          Những chữ thuộc bộ “nữ” này trừ biểu thị giới tính, nhân danh, địa danh ra, còn có những chữ chỉ một số động tác, dáng vẻ liên quan đến nữ giới.
Biểu thị trang điểm, như: trang,  chước,  xúc.
          Biểu thị hôn nhân, như: giá, cấu, thú, hôn.
          Biểu thị nắm giữ việc nhà, như: phụ, thê, thiếp.
          Biểu thị sinh sản, như: nhâm, vãn, thần, anh.
          Những hoạt động mang tính chất xoay vần này cấu thành toàn bộ nội dung sinh hoạt nữ tính, là sự khái quát cuộc sống nữ tính đơn điệu.
          3- Những chữ thuộc bộ “nữ” có nghĩa chê:
          Những chữ có bộ “nữ” bên cạnh mang nghĩa chê, như:
                 
trong đó những chữ kĩ , biểu, xướng, tì với bộ “nữ” bên cạnh, biểu thị một loại trong nữ tính, còn có thể lí giải được. Nhưng đem những chữ mang ý nghĩa xấu xí, đạo đức bại hoại trong cuộc sống như “tham lam”, “đố kị”, “dâm loạn”, “phóng đãng”, tà ác” hết thảy giá hoạ cho nữ giới, thậm chí đem chữ phiêu, chữ gian biểu thị nam tính đạo đức bại hoại cũng gán cho nữ tính. Nữ tính trở thành người bị hại mang lấy vết nhơ, đây là nỗi bi ai của nữ tính, và cũng là nỗi bi ai của nhân tính.
          Từ 2 phương diện kết cấu và ý nghĩa trên đây tiến hành phân tích, không chỉ cho thấy rõ mối quan hệ giữa sự sáng tạo chữ Hán và văn hoá truyền thống, tư duy, quan niệm giá trị, mà còn khiến cho chúng ta từ giác độ văn tự học đối với quan niệm tư duy của xã hội phong kiến kì thị nữ tính có thêm được nhận thức.

                                                                      Huỳnh Chương Hưng
                                                                     Quy Nhơn 26/12/2012

Dịch từ nguyên tác Trung văn
TÙNG “NỮ” BỘ TỰ KHÁN TÍNH BIỆT KÌ THỊ
从女部字看性别歧视

Previous Post Next Post