ĐẬU
TƯƠNG TƯ VÀ CÂY TƯƠNG TƯ
Đậu
tương tư (1) là lễ vật mang ý nghĩa tình yêu, tình thân đặc sắc của
Trung Quốc. Đậu còn có một tên khác là đậu “Khổng tước” 孔雀, hạt đậu có hình trái tim, toàn
bộ sắc đỏ, màu không phai, lại rất cứng không gì sánh bằng, ngụ ý đồng lòng, hoặc
tâm với tâm gắn kết, và cũng là vật môi giới tốt nhất giữa bạn bè thân hữu biểu
thị sự quyến luyến nhớ nhung. Một số địa phương miền nam Trung Quốc chọn đậu
tương tư làm lễ vật đầu tiên, tặng cho trẻ em để biểu thị ý nghĩa bình yên, trừ
tà. Những đôi nam nữ thanh niên chưa kết hôn tặng cho nhau đậu tương tư biểu thị
sự yêu thương. Những đôi nam nữ đã kết hôn xem đậu tương tư tượng trưng cho
thiên trường địa cửu. Người thân tặng cho nhau đậu tương tư biểu hiện sự nhớ
nhung. Mỗi khi gặp lễ tình nhân, đậu tương tư càng là một lễ vật quý báu, nó là
một sự lựa chọn không thể nào khác ngoài hoa hồng.
Đậu
tương tư cũng còn được gọi là “Hồng đậu” 红豆, dùng làm tín vật tình yêu của
những đôi nam nữ. Đặc tính của nó là rắn chắc như kim cương, sắc đỏ tươi như
huyết không phai, hình dáng tựa trái tim, không bị sâu mọt. Trong Nam Châu kí 南州记 gọi là “Hải hồng đậu” 海红豆, trong Bản thảo 本草 gọi là “Tương tư tử” 相思子. Với bài Tương tư 相思, Vương Duy 王维 viết rằng:
Hồng đậu sinh nam
quốc
Xuân lai phát kỉ
chi
Nguyện quân đa
thái hiệt
Thử vật tối tương
tư
红豆生南国
春来发几枝
愿君多采撷
此物最相思
(Hồng đậu sinh ở nam quốc
Mùa xuân đến mọc ra mấy cành
Xin anh hái cho thật nhiều
Vì hạt đậu đó gợi nhớ đến nhau nhiều nhất)
Thi
nhân mượn hồng đậu ở nam quốc để bộc lộ tình cảm quyến luyến đối với bạn. Chu
Di Tôn 朱彝尊
đời Thanh trong bài Hoài Uông tiến sĩ Dục
怀汪进士煜 cũng đã viết:
An sàng hồng đậu để
Nhật nhật toạ
tương tư
安床红豆底
日日坐相思
(Kê giường dưới cây hồng đậu
Ngày ngày ngồi nhớ đến nhau)
Thời
Đường rất thường dùng để tượng trưng cho tình yêu hoặc tương tư.
Tương
truyền vào thời Hán ở vùng Mân Việt 闽越 có một chàng trai bị cưỡng bức đi lính chốn biên cương, người
vợ ngày ngày trông ngóng. Về sau những
người cùng đi với chàng trở về, duy chỉ
có chàng là không về, người vợ càng đau buồn, suốt ngày đứng dưới gốc cây ở cổng
làng, sáng trông chiều ngóng, khóc lóc thảm thiết, khóc đến nỗi ra máu mà mất.
Trên cây bỗng dưng kết trái, hạt của nó nửa đỏ nửa đen, tươi láng. Mọi người
nhìn thấy cho là những giọt huyết lệ của người vợ kiên trinh hoá thành, và gọi
đó là “Hồng đậu”, cũng còn gọi là “Tương tư tử”.
Một
truyền thuyết khác, vào thời cổ có một chàng trai đi lính, người vợ sớm chiều đứng
dưới một gốc cây lớn trên núi cao trông ngóng. Nhân vì nhớ chồng nơi biên cương,
cô khóc dưới gốc cây. Nước mắt sau khi chảy cạn, đã hoá thành những hạt đỏ như
huyết, những hạt đó mọc rễ nảy mầm, lớn thành cây, kết đầy những trái. Ngày lại
qua ngày, xuân đi thu đến, trái của cây đã chín, dần biến thành hạt màu đỏ có
hình trái tim đẹp nhất trên trái đất này, đó là đậu tương tư.
Hạt
đậu tương tư đường kính 8, 9 mm, 1 cân khoảng 1700 hạt. Đậu có hình trái tim,
ngoại hình sát biên lại có một đường rãnh hình trái tim màu nhạt hơn, nên có
tên là “tâm tâm tương ấn” 心心相印. Màu sắc của đậu tương tư đỏ tươi, lại bóng láng, tượng
trưng cho “tình yêu chân thật thuần khiết”, hạt đậu không bị mục, không bị sâu
mọt, không vỡ, không nát nên cũng được gọi là “thiên trường địa cửu, kiên trinh
bất biến” 天长地久坚贞不变.
Cây sinh trưởng nơi vách núi cao, hấp thụ linh khí của trời đất, là sự kết tinh
thần diệu của trời đất. Vài nơi ở Trung Quốc như Vân Nam 云南, Hải Nam 海南có loại đậu tương tư này. Còn loại
đậu tương tư ở phía nam Trường giang và những nơi khác, có thể là do nguyên
nhân khí hậu, hạt không chỉ nhỏ hơn mà còn có đầu màu đen. Loại đậu tương tư có
đầu màu đen này được gọi là “giọt lệ của tình nhân” (tình nhân đích nhãn lệ - 情人的眼泪).
Trong
dân gian, loại hồng đậu tương tư cũng giống như ngọc, nó là thần vật cát tường
có linh tính: khi yêu nhau, tặng chuỗi đậu tương tư đã qua nguyện ước, tình yêu
sẽ được thuận lợi; khi kết hôn, cổ tay hoặc trên cổ cô dâu đeo chuỗi đậu tương
tư tượng trưng cho đôi nam nữ gắn bó với nhau đến đầu bạc răng long; sau khi kết
hôn, dưới gối của đôi vợ chồng để 6 hạt đã qua nguyện ước, vợ chồng luôn đồng
lòng, trăm năm hoà hợp.
(còn
tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 14/12/2012
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật