Dịch thuật: Thân thuộc


THÂN THUỘC

          Đặc điểm chế độ tông pháp của Trung Quốc là:
          - Quan hệ thân thuộc được kéo dài.
          - Danh xưng thân thuộc được phân ra rất chi tiết, đặc biệt là người sinh trước người sinh sau có những danh xưng khác nhau, như huynh đệ tỉ muội …
          Cha của cha là “tổ” , thời cổ gọi là “vương phụ” 王父; mẹ của cha là “tổ mẫu” 祖母, thời cổ gọi là “vương mẫu” 王母. Cha mẹ của tổ là “tằng tổ phụ” 曾祖父, “tằng tổ mẫu” 曾祖母. Cha mẹ của tằng tổ là “cao tổ phụ” 高祖父, “cao tổ mẫu” 高祖母.
          Con của con gọi là “tôn” ; con của tôn là “tằng tôn” 曾孫; con của tằng tôn là “huyền tôn” 玄孫; con của huyền tôn là “lai tôn” 來孫; con của lai tôn là “côn (côn) tôn” () ; con của côn tôn là “nhưng tôn” 仍孫; con của nhưng tôn là “vân tôn” 雲孫.
          Anh của cha gọi là “thế phụ” 世父 (Bá phụ 伯父); em trai của cha là “thúc phụ” 叔父, gọi tắt là “bá thúc”. Vợ của thế phụ, thúc phụ gọi là “thế mẫu” 世母 (bá mẫu 伯母), “thúc mẫu” 叔母 (về sau gọi là “thẩm” ). Con của bá, thúc (đường huynh đệ 堂兄弟) gọi là “tùng côn đệ” 從晜弟, cũng còn gọi là “tùng huynh đệ” 從兄弟, đây là anh em cùng tổ phụ (ông nội). Chị và em gái của cha gọi là “cô” .
          Bác và chú của cha gọi là “tùng tổ tổ phụ” 從祖祖父 (bá tổ phụ 伯祖父, thúc tổ phụ 叔祖父); vợ của họ gọi là “tùng tổ tổ mẫu” 從祖祖母 (bá tổ mẫu 伯祖母, thúc tổ mẫu 叔祖母); con của họ gọi là “tùng tổ phụ” 從祖父, tục gọi là “đường bá” 堂伯, “đường thúc” 堂叔, đây là bác và chú cùng tằng tổ phụ (ông cố). Vợ của họ gọi là “tùng tổ mẫu” 從祖母 (đường bá mẫu 堂伯母, đường thúc mẫu 堂叔母). Con của đường bá, đường thúc gọi là “tùng tổ côn đệ” 從祖晜弟, còn gọi là “tái tùng huynh đệ” 再從兄弟 (tùng đường huynh đệ - 從堂兄弟), đây là anh em cùng tằng tổ (ông cố).
         Bác và chú của tổ phụ là “tộc tằng tổ phụ” 族曾祖父, gọi là ‘tộc tằng vương phụ” 族曾王父; vợ của họ là “tộc tằng tổ mẫu” 族曾祖母,  gọi là “tộc tằng vương mẫu” 族曾王母. Con của tộc tằng tổ phụ là “tộc tổ phụ” 族祖父, gọi là ‘tộc tổ vương phụ” 族祖王父. Con của tộc tổ phụ là “tộc phụ” 族父. Con của tộc phụ là “tộc huynh đệ” 族兄弟, đây là anh em cùng cao tổ (ông cao).
          Vợ của anh là “tẩu” , vợ của em trai là “đệ phụ” 弟婦. Con trai của anh em trai là “tùng tử” 從子, còn gọi là “điệt” ; con gái của anh em trai là “tùng nữ”  從女, về sau gọi là “điệt nữ” 姪女. Trong Nhĩ Nhã – Thích thân 爾雅 - 釋親 có ghi:
Nữ tử vị côn đệ chi tử vi Điệt
女子謂晜弟之子為姪
(Các bà gọi con của anh em trai là Điệt)
          Trong Nghi lễ - Tang phục truyện 儀禮 - 喪服傳 cũng ghi:
Vị ngô cô dã, ngô vị chi Điệt.
 謂吾姑者, 吾謂之姪
((Điệt) là nói về cô của ta, ta gọi bà là Điệt)
Có thể thấy, thời thượng cổ “cô” và “điệt” đối ứng nhau. Cháu của anh em trai là “tùng tôn” 從孫.
          Con của chị em gái là “sanh” , về sau gọi là “ngoại sanh” 外甥. Chồng của con gái gọi là “nữ tế” 女婿, hoặc “tử tế” 子婿 (1), về sau gọi tắt là “tế” 婿.
          Con của chị em gái của cha gọi là “trung biểu” 中表 (biểu huynh 表兄, biểu đệ 表弟, biểu tỉ 表姊, biểu muội 表妹). Trung biểu là từ xưng hô có từ đời Tấn trở về sau.
          Cha của mẹ là “ngoại tổ phụ” 外祖父, thời cổ gọi là “ngoại vương phụ” 外王父; mẹ của mẹ là “ngoại tổ mẫu” 外祖母, thời cổ gọi là “ngoại vương mẫu” 外王母. Cha mẹ của ngoại tổ phụ là “ngoại tằng vương phụ” 外曾王父 và “ngoại tằng vương mẫu” 外曾王母. Anh em trai của mẹ là “cữu” ; chị em gái của mẹ là “tùng mẫu” 從母. Tùng huynh đệ của mẹ là “tùng cữu” 從舅. Con của anh chị em của mẹ là “tùng mẫu huynh đệ” 從母兄弟 và “tùng mẫu tỉ muội” 從母姊妹, sau gọi tắt là “trung biểu” 中表.
          Vợ (thê ) còn gọi là “phụ” . Cha của vợ là “ngoại cữu” 外舅 (nhạc phụ 岳父); mẹ của vợ là “ngoại cô 外姑 (nhạc mẫu 岳母); chị em gái của vợ gọi là “di”  .
          Chồng (phu ) còn gọi là “tế” . Cha của chồng là “cữu” , còn gọi là “chương” ; mẹ của chồng là “cô” , gọi chung là “cữu cô” 舅姑 hoặc “cô chương” 姑嫜. Em gái của chồng là “tiểu cô” 小姑 (từ xưng hô từ thời trung cổ trở về sau). Vợ của em chồng là “đễ phụ” 娣婦; chị dâu của chồng là “tự phụ” 姒婦, chị em dâu gọi tắt là “đễ tự” 娣姒, cũng còn gọi là “trục lí” 妯娌.
          Cha mẹ phía vợ và cha mẹ phía chồng gọi chung là “hôn nhân” 婚姻. Nếu gọi riêng ra thì cha mẹ phía vợ là “hôn” , cha mẹ phía chồng là “nhân” . Hai rể gọi nhau là “á” , đời sau gọi là “liên khâm” 連襟 (khâm huynh 襟兄, khâm đệ 襟弟)
          Trong xã hội phong kiến xã hội tông pháp, rất coi trọng phụ từ, tử hiếu, huynh hữu, đệ cung; yêu cầu phụ nữ giữ đúng phụ đạo. Trên thực tế, giai cấp thống trị không tuân thủ những đạo đức này, những chuyện giết cha, giết anh trong sử có ghi.
          Sự phân biệt đích thứ trong xã hội tông pháp cũng rất nghiêm nhặt. Vợ chính gọi là “đích thê” 嫡妻; con của đích thê là “đích tử” 嫡子, đây là một loại khu biệt. Con trưởng là đích tử, không phải con trưởng là “chúng tử” 眾子, đây cũng là một loại khu biệt. Đương nhiên, trưởng tử là đích tử, cũng chính là con của vợ chính. Sự phân biệt đích thứ có quan hệ đến chế độ thừa kế. Trong Công Dương truyện - Ẩn Công nguyên niên 公羊傳 - 隱公元年 có ghi:
Lập đích dĩ trưởng bất dĩ hiền, lập tử dĩ quý bất dĩ trưởng.
立嫡以長不以賢, 立子以貴不以長
(Lập đích lấy trưởng không lấy hiền, lập tử lấy quý không lấy trưởng)
Căn cứ vào nguyên tắc này, trưởng tử của vợ chính mới hợp tư cách kế thừa;  con của các thiếp cho dù tuổi lớn , nhưng nếu vợ chính có con thì con của vợ chính sẽ kế thừa. Cách này có thể không dẫn đến sự tranh chấp. Nhưng do bởi lợi ích, chuyện giai cấp thống trị giết đích lập thứ cũng đã xảy ra.

CHÚ CỦA NGUYÊN TÁC
(1)- Nghĩa gốc của chữ “tế” có bộ “thổ” () là chồng. “Nữ tế” 女壻 có nghĩa là chồng của con gái. Thời thượng cổ, chữ “tử” kiêm chỉ cả con trai lẫn con gái; “tử tế” 子壻 cũng chỉ chồng của con gái.
                                  Huỳnh Chương Hưng
                                  Quy Nhơn 1/11/2012

Dịch từ nguyên tác Trung văn
Trong quyển
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 3)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục 1998.
Previous Post Next Post