Dịch thuật: Chữ "cầm" trong Hán ngữ cổ


CHỮ “CẦM” TRONG HÁN NGỮ CỔ

          Trong Hán ngữ cổ, chữ “cầm” có những nghĩa như sau:
1- Tên gọi chung loài chim muông.
          - Ở quẻ “Truân” trong Chu Dịch 周易:
Tức lộc vô ngu, dĩ tùng cầm dã.
即鹿無虞, 以從禽也
(Đuổi theo con hươu mà không có người dẫn đường, vì theo con mồi)
          - Trong Tả truyện – Tuyên Công thập nhị niên 左傳 - 宣公十二年:
          Sử Nhiếp Thúc phụng mi hiến yên, viết: ‘Dĩ tuế chi phi thời, hiến cầm chi vị chí, cảm thiện chư tùng giả’.”
          使攝叔奉麋獻焉, : ‘以歲之非時, 獻禽之未至, 敢膳諸從者’ .
          (Sai Nhiếp Thúc dâng tặng con nai, nói rằng: ‘Không phải lúc săn, lễ tặng thú rừng chưa tới, xin tặng con này để tuỳ tùng của ngài dùng)
          - Trong Hán thư – Khoái Thông truyện 漢書 - 蒯通傳:
Dã cầm đàn, tẩu khuyển phanh.
野禽殫, 走犬亨
(Dã cầm hết, chó săn cũng bị nấu)
dẫn đến nghĩa chim muông nói chung.
          - Trong Mạnh Tử - Đằng Văn Công hạ 孟子 - 滕文公下:
Chung nhật nhi bất hoạch nhất cầm
終日而不獲一禽
(Suốt ngày săn mà chẳng được chim muông nào)
          - Trong Chu lễ - Thiên quan - Bào nhân 周禮 - 天官 - 庖人 có “lục cầm” 六禽. Trịnh Huyền 鄭玄 chú rằng:
Nghi vi cao đồn độc mi trĩ nhạn
宜為羔豚犢麛雉鴈
          “cao” là con dê con, “đồn” là con heo con, “độc” là con nghé, “mi” là con hươu con, “trĩ” là con gà rừng, “nhạn” là con ngỗng.
          Hoa Đà 華佗 thời Tam quốc có sáng tác Ngũ cầm hí 五禽戲. “Ngũ cầm” chỉ 5 loại điểu thú là hổ (cọp), lộc 鹿 (hươu), hùng (gấu), viên   (vượn), điểu (chim).
          “Cầm” cũng chỉ riêng loài chim.
          - Trong Mạnh Tử - Lương Huệ Vương thượng 孟子 - 梁惠王上 có ghi:
Quân tử chi ư cầm thú dã, kiến kì sinh, bất nhẫn kiến kì tử.
君子之於禽獸也, 見其生, 不忍見其死.
(Bậc quân tử đối với loài cầm thú, thấy nó sống không nỡ nhìn nó chết)
          Tạ Linh Vận 謝靈運 trong bài Đăng trì thượng lâu 登池上樓 có câu:
Viên liễu biến minh cầm
園柳變鳴禽
(Trên cành liễu trong vườn đã đổi tiếng chim)

2- Có nghĩa là “bắt”
          - Trong Sử kí – Hoài Âm Hầu liệt truyện 史記 - 淮陰侯列傳 có câu:
Cầm Triệu Vương Hiết
禽趙王歇
(Bắt Triệu Vương Hiết)
          Và câu:
Dục yết thượng, khủng kiến cầm
欲謁上, 恐見禽
(Muốn yết kiến bề trên, sợ bị bắt)
          Với nghĩa là “bắt”, về sau viết thành , (có bộ “thủ” bên trái)

CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
- Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, chữ “cầm” thuộc bộ “nhựu” , 8 nét:
          Cầm: loài chim
- Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng của Nguyễn Tôn Nhan:
          Cầm: 1- Tên gọi chung loài thú có lông vũ, hai chân, Nhĩ Nhã.
          2- Gọi chung các loại chim muông.
          3- Bắt giữ, dùng như nghĩa chữ Cầm (bộ Thủ), Tả truyện: “Trí Bá thân bắt giữ Nhan Canh” (Trí Bá thân cầm Nhan Canh 智伯親 ~ 顏庚)

                                          Huỳnh Chương Hưng
                                           Quy Nhơn 21/11/2012

Dịch từ nguyên tác Trung văn
Trong quyển
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 3)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục 1998.
Previous Post Next Post