TRUYỀN THUYẾT CHÂU GIANG
1- Tương truyền Nam Việt Vương Triệu
Đà 赵佗
có viên ngọc Dương Toại 阳燧. Lúc sinh tiền Triệu Đà rất quý, không muốn cho ai xem, sau
khi mất viên ngọc được chôn theo. Về sau có một thư sinh tên Thôi Vĩ 崔炜 nhân vì cứu sống tiên nữ Ngọc
Kinh Tử 玉京子
nên được phép vào phần mộ của Triệu Đà. Khi gặp Triệu Đà lúc bấy giờ đã thành
tiên, Triệu Đà đã đem viên ngọc tặng cho Thôi Vĩ.
Một thương nhân người Ba Tư dùng rất
nhiều vàng để mua lại viên ngọc đó. Khi thuyền ra đi, chẳng may viên ngọc rơi
xuống sông, từ đó về sau, dòng sông trở nên trong vắt, ban đêm còn lấp lánh ánh
sáng. Nhiều năm sau nữa, viên ngọc biến thành một khối đá tròn và láng bóng nhô
lên mặt nước, mọi người gọi đó là “Hải châu thạch” 海珠石. Và dòng sông xinh đẹp này được
gọi là Châu giang 珠江.
Dịch từ nguyên tác Trung văn
CHÂU GIANG ĐÍCH TRUYỀN THUYẾT
珠江的传说
Trong quyển
HUỀ TRÌNH TẨU TRUNG
QUỐC
PHÚC KIẾN – QUẢNG
ĐÔNG – HẢI NAM
携程走中国
福建 - 广东
- 海南
Chủ biên: Huề trình lữ
hành phục vụ công ti
Thượng Hải Tam Liên
thư điếm, 2001.
2- Thời cổ, Quảng Đông thuộc khu vực
Bách Việt, lúc bấy giờ Nam Việt Vương là Triệu Đà 赵佗, có viên “trấn quốc chi châu” –
Dương Toại bảo châu 阳燧保珠, là viên ngọc vô giá. Đáng tiếc là sau khi Triệu Đà mất,
viên ngọc trở thành vật tuẫn táng.
Về
sau, có một thư sinh tốt bụng tên Thôi Vĩ 崔炜, ngẫu nhiên gặp được thần y Bảo
Cô 鲍姑
tại “Tam Nguyên cung” 三元宫, vô tình giúp Bảo Cô giải quyết tranh chấp được Bảo Cô tặng
cho một bao thuốc cứu sống tiên nữ Ngọc Kinh Tử 玉京子. Ngọc Kinh Tử đưa Thôi Vĩ xuống
phần mộ Triệu Đà, Triệu Đà sai cung nữ lấy viên Dương Toại bảo châu tặng cho Thôi Vĩ.
Tin
này nhanh chóng được lan truyền, chẳng bao lâu, có một thương nhân người Ba Tư
đến Trung Quốc. Vị thương nhân này nói rằng nước ông ta mất viên Ma Ni châu 摩尼珠, viên ngọc đó cũng là ngọc trấn
quốc, giống như viên ngọc mà Thôi Vĩ có được, và bằng lòng
bỏ ra nhiều vàng để mua viên Dương Toại bảo châu. Sau khi thương lượng,việc mua
bán hoàn thành.
Vị
thương nhân Ba Tư vui mừng mang ngọc về nước. Thuyền ông ta men theo
sông mà lướt sóng. Nước sông trong xanh như một dải lụa, hai bên bờ mía và chuối
xanh tươi, giống ngọc khảm lên vùng đất nước Nam. Nhìn thấy cảnh sắc xinh
đẹp mê hồn, không ngăn được cảm xúc, vị thương nhân liền mở hộp, lấy viên Dương
Toại bảo châu ra để trên lòng bàn tay ngắm nghía. Viên ngọc phát sáng, lấp lánh
cùng sắc núi sắc sông chung quanh. Đương lúc thoả thích ngắm nhìn, bỗng nhiên một
trận cuồng phong thổi đến, sóng trắng dâng cao, thuyền chòng chành, đương lúc thương nhân lấy ngọc bỏ vào hộp,
một luồng sáng từ lòng bàn tay vút lên trời cao, nhanh như mũi tên viên ngọc
rơi xuống dòng sông, găm vào dưới khối đá to lớn đầy rêu xanh. Hoá ra viên
Dương Toại bảo châu không nỡ rời xa tổ quốc và quê hương yêu quý, nên đã vùi
sâu vào lòng sông ẩn mình.
Từ đó, dòng sông càng trong hơn, bất kể
khi nước triều lên hoặc xuống, khối đá to lớn đó vẫn hiện nổi lên mặt nước. Mỗi
khi đêm đến, nó không ngừng phát ra ánh sáng, cho nên mọi người gọi khối đá đó
là “phù thạch” 浮石. Trong
sách cổ có ghi:
Nam hải hữu trầm thuỷ chi hương, hựu hữu phù thuỷ chi thạch.
南海有沉水之香, 又有浮水之石
(Biển Nam có mùi
hương chìm dưới nước, lại có đá nổi trên mặt nước)
Chính là nói về khối đá này. Do bởi khối đá tràn đầy chu quang bảo
khí, về sau mọi người gọi nó là “Hải châu thạch” 海珠石. Dòng sông này nhân đó có tên
là “Châu giang” 珠江,
chính là dòng Châu giang mà hiện nay ngày đêm chảy qua Quảng Châu.
Thương hải tang điền, Hải châu thạch
hiện nay đã liền với lục địa, cây đa cổ vươn cao trong hoa viên Hải Châu 海珠 là chứng nhân cho truyền
thuyết cổ xưa này.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy
Nhơn 25/10/2012
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật