CHỮ “THỌ”
Thọ 寿 vốn là một chữ Hán thông thường,
nhưng do bởi quan niệm về trường thọ của con người nên đã khiến cho nó vượt xa
các chữ Hán thông thường khác, không chỉ ý nghĩa phong phú mà tự thể cũng biến
hoá đa dạng, trong những hình vẽ văn tự về chữ “Thọ”, mọi người cũng sáng tác
văn chương, đem chữ “Thọ” đồ án hoá, nghệ thuật hoá, biến thành vật cát tường
trường thọ.
Theo thống kê, chữ “Thọ” có đến hơn
300 hình, bao gồm cả đồ án biểu ý đơn tự (như hình dạng của chữ dài ra gọi là
“trường thọ”, hình dạng tròn gọi là “viên thọ”) và đồ án biểu ý đa tự, như
“Bách thọ đồ” 百寿图,
“Song bách thọ đồ” 双百寿图, “Ngũ phúc phủng thọ” 五福捧寿. Những đồ án chữ “Thọ” này được
dùng rộng rãi trong cuộc sống thường ngày; những vật dụng hoặc trong kiến trúc
cũng thường vẽ đồ án chữ “Thọ”.
Những người tuổi cao, ở y phục có chữ
“Thọ”, gối nằm thêu chữ “Thọ”, chăn đắp thêu chữ “Thọ”, cây đòn tay cũng có chữ
“Thọ”. Trên thực tế, trên những bức bình phong trước nhà cũng chạm khắc chữ “Thọ”.
Những điều đó phản ánh dân tộc Trung Hoa truy cầu mạnh khoẻ trường thọ, hi vọng
dùng chữ “Thọ”, bùa phù hộ cát tường này sẽ giúp đạt được nguyện vọng tốt đẹp.
Trong quan niệm truyền thống của Trung
Quốc, vị thứ đầu tiên trong ngũ phúc chính là thọ. Trong Hán ngữ lấy thọ làm chủ
đề tổ thành từ vựng là rất nhiều, như: thọ nguyên 寿元, thọ an 寿安, thọ khải 寿恺, thọ khang 寿康, thọ lạc 寿乐. Nhiều sự vật cũng được phú cho
chữ thọ đứng đầu như, hoa cúc gọi là “thọ cúc” 寿菊, “thọ đào” 寿桃; Lão thọ tinh trên trời được
xem là “thọ tinh” 寿星,
rượu chúc thọ gọi là “thọ tửu” 寿酒.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 23/9/2012
Dịch từ nguyên tác Trung văn
THỌ ĐẢN CÁT TƯỜNG VẬT
“THỌ” TỰ CÁT TƯỜNG VẬT
寿诞吉祥物
“寿” 字吉祥物
Trong quyển
TÀI VẬN NHÂN DUYÊN
CÁT HUNG HOẠ PHÚC
财运姻缘吉凶祸福
Tác giả: Tôn Bảo
Quang 孙保光
Trung Quốc Trường An
xuất bản xã, 2007.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật