Dịch thuật: Ngụ ý sâu xa ở danh và tự của Khuất Nguyên


NGỤ Ý SÂU XA Ở DANH VÀ TỰ
CỦA KHUẤT NGUYÊN

          Khuất Nguyên 屈原, người nước Sở, là nhà thơ yêu nước nổi tiếng thời Chiến quốc của Trung Quốc, từng phụ tá Sở Hoài Vương 楚怀王, đảm nhiệm qua chức Tả đồ 左徒, Tam lư đại phu 三闾大夫, ra sức cải cách chống lại nước Tần xâm nhập, về sau kẻ xấu gièm pha, bị bãi quan, thời Khoảnh Tương Vương 顷襄王 bị đi đày. Khuất Nguyên ưu quốc ưu dân, trước sau một lòng yêu nước, hi vọng đất nước sẽ hùng mạnh, nhưng luôn gặp phải sự chống đối, nên hoài bão chính trị không thực hiện được. Khi thủ đô nước Sở bị Tần công chiếm, Khuất Nguyên tuyệt vọng, đã nhảy xuống sông Mịch La 汨罗 tự tận. Khuất Nguyên là một nhà thơ tài hoa, ông đã sáng tạo ra thể Tao, viết nên một số tác phẩm như: Li tao 离骚, Cửu chương 九章, Thiên vấn 天问, có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sau.
          Khuất Nguyên tên Bình , tự Nguyên , lại có tên Chính Tắc 正则, tự Linh Quân 灵均. Về lai lịch danh và tự của mình, trong Li tao Khuất Nguyên đã viết:
Đế Cao Dương chi miêu duệ hề
Trẫm Hoàng khảo viết Bá Dung
Nhiếp đề trinh vu Mạnh Tưu hề
Duy Canh Dần ngô dĩ giáng
Hoàng lãm quỹ dư sơ độ hề
Triệu tích dư dĩ gia danh
Danh dư viết Chính Tắc hề
Tự dư viết Linh Quân
帝高阳之苗裔兮
朕皇考曰伯庸
摄提贞于孟陬兮
惟庚寅吾以降
皇览揆余初度兮
肇锡余以嘉名
名余曰正则
字余曰灵均
Ta là con cháu đời sau của Cao Dương
Phụ thân ta tên là Bá Dung
Năm Dần vào tháng Giêng
Ngày Canh Dần ta sinh ra
Phụ thân xem xét ngày giờ sinh của ta
Đặt cho ta một cái tên hay
Tên của ta là Chính Tắc
Tự của ta là Linh Quân
          Phụ thân của Khuất Nguyên, Bá Dung 伯庸 là người có học thức, rất kĩ lưỡng trong việc đặt tên cho con. Từ tướng mạo  lại từ ngày giờ sinh, dựa vào  kinh điển để đặt nên hàm ý của danh và tự của Khuất Nguyên rất sâu xa.
          Bá Dung đặt tên cho Khuất Nguyên là “Bình” , một tên nữa là “Chính Tắc” 正则, đặt tên tự là “Nguyên” , lại có một tự khác là “Linh Quân” 灵均. Hàm ý kết hợp giữa danh và tự này là:
          Ngôn chính bình khả pháp tắc giả, mạc quá vu thiên, dưỡng vật quân điều giả, mạc thần vu địa (1).
言正平可法则者, 莫过于天, 养物均调者, 莫神于地.
          (Ý nói: ngay thẳng bằng phẳng có thể làm khuôn phép thì không gì vượt qua trời; nuôi dưỡng muôn vật điều hoà thì không gì linh thiêng bằng đất)
          Cao mà bằng phẳng gọi là “nguyên”, hàm ý đã có danh và tự của Khuất Nguyên; danh “Chính Tắc” cùng với “Bình” kết hợp với nhau, ý nói pháp thiên 法天 (noi theo trời ); tự “Linh Quân” và “Nguyên” kết hợp với nhau, ý nói pháp địa 法地  (noi theo đất). Pháp thiên và pháp địa chính là niềm hi vọng của người cha mong cho con mình có được nhân cách và nguyên tắc xử thế.
 Khuất Nguyên suốt một đời đã làm theo theo yêu cầu và nguyên tắc của danh và tự mà phụ thân đã đặt cho mình, nhưng không được như ý, cuối cùng Khuất Nguyên đã vì đất nước mà tự trầm.

CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- Câu này trong Sở từ bổ chú 楚辞补注 của Hồng Hưng Tổ 洪兴祖 đời Tống:
          Chính, bình dã; Tắc, pháp dã; Linh, thần dã; Quân, điều dã. Ngôn chính bình khả pháp tắc giả, mạc quá vu thiên, dưỡng vật quân điều giả, mạc thần vu
địa. Cao bình viết nguyên, cố phụ Bá Dung danh ngã vi Bình dĩ pháp thiên, tự  ngã vi Nguyên dĩ pháp địa. Ngôn kỉ thượng năng an quân, hạ năng dưỡng dân dã.
          , 平也; , 法也; , 神也; , 调也. 言正平可法则者, 莫过于天, 养物均调者, 莫神于地. 高平曰原, 故父伯庸名我为平以法天, 字我为原以法地. 言己上能安君, 下能养民也.
          (Chính là bình; Tắc là pháp; Linh là thần; Quân là điều. Ý nói: ngay thẳng bằng phẳng có thể làm khuôn phép thì không gì vượt qua trời; nuôi dưỡng muôn vật điều hoà thì không gì linh thiêng bằng đất. Cao mà bằng phẳng gọi là nguyên, cho nên phụ thân là Bá Dung đã đặt cho ta danh là Bình để noi theo trời; đặt cho ta tự là Nguyên để noi theo đất. Ý mong ta trên thì giúp vua, dưới thì nuôi dân)
          Nguồn http://tieba.baidu.com/p/

                                                                  Huỳnh Chương Hưng
                                                                   Quy Nhơn 28/9/2012

Dịch từ nguyên tác Trung văn
KHUẤT NGUYÊN
DANH HOÀ TỰ ĐÍCH THÂM KHẮC NGỤ Ý
屈原名和字的深刻寓意
Trong quyển
TRUNG QUỐC NHÂN DANH ĐÍCH CỐ SỰ
中国人名的故事
Tác giả: Trương Tráng Niên (张壮年)
            Trương Dĩnh Chấn (张颖震)
Sơn Đông hoạ báo xuất bản xã, 2005.
Previous Post Next Post