CÔNG DỤNG CỦA KINH THI
Kinh Thi là sản vật của chế độ lễ nhạc đời Chu, đây là mấu chốt để lí giải
kinh Thi, cũng là điểm rất dễ bị coi nhẹ. Lễ của đời Chu liên quan đến các mặt
của đời sống xã hội, trong đó đại bộ phận có diễn tấu nhạc ca; Trừ lễ nghi quan
phương ra, lễ tết trong dân gian cũng cần đến nhạc ca, nhiều bài tình ca trong
Quốc phong 国风 có khả
năng là những nhạc ca xuất hiện trong lễ tết dân gian, có cách thức, mức độ dân
ca nhất định.
Chế độ lễ nhạc bao hàm 2 phương diện:
lễ nhạc và chinh phạt. Tác dụng của lễ nhạc là điều chỉnh mối quan hệ xã hội
bình thường; chinh phạt không chỉ là chiến tranh, tác dụng của nó tương đương với
hình phạt, vì thế, lễ nhạc và chinh phạt là thủ đoạn cơ bản của vương triều Chu
duy trì trật tự xã hội vĩ mô. Khổng Tử 孔子
bảo rằng:
Thiên
hạ hữu đạo, tắc lễ nhạc chinh phạt tự thiên tử xuất; thiên hạ vô đạo, tắc lễ nhạc
chinh phạt tự chư hầu xuất (1).
天下有道, 则礼乐征伐自天子出;
天下无道, 则礼乐征伐自诸侯出
(Thiên hạ thái bình thịnh trị thì việc
chế tác lễ nhạc và phát lệnh chinh phạt đều xuất phát từ thiên tử; thiên hạ hỗn
loạn thì việc chế tác lễ nhạc và phát lệnh chinh phạt đều xuất phát từ chư hầu)
Chế tác lễ nhạc là quyền lực riêng của
thiên tử, việc biên soạn kinh Thi cùng
với việc phối hưởng lễ nhạc không phải là một hoạt động nghệ thuật thông thường,
mà là biểu hiện quyền lập pháp của nhà nước. Lễ không chỉ quyết định trật tự đẳng
cấp tông pháp mà còn thể hiện việc phân phối quyền lợi tài sản. Kinh Thi được xem là một bộ phận của lễ chế,
trừ công năng đã nói ở trên, nó còn phát triển thêm những hàm nghĩa mới: mĩ 美, thích 刺. Thông qua quan phương biên soạn thi tập nhạc vũ có
công năng mĩ, thích; sự thực kinh Thi
đã có tác dụng tương đương với “nhuyễn pháp” 软法
hiện nay (chính sách của đảng, báo cáo công tác của chính phủ). không thể lấy
nhãn quan hiện đại xem kinh Thi là tập
thi ca thông thường.
Do bởi Chu lễ điều tiết quan hệ xã hội
cơ bản nhất, nên địa vị của nó cũng giống như hiến pháp của hiện nay, vì thế,
kinh Thi đã trở thành một trong những
thủ đoạn chính thức của nội chính và hoạt động ngoại giao, giống như hành vi
chính phủ hiện nay phải chọn hình thức pháp luật. Đa số những bài thơ ở kinh Thi được dẫn trong Tả truyện 左传, Quốc ngữ 国语, kì thực là hình thức
đúng đắn khi thực thi nội chính, ngoại giao, hoàn toàn không chỉ là công cụ biểu
đạt nhằm để tăng thêm hiệu quả tu từ.
Con người ngày nay kết hôn, chỉ có ý nghĩa cá nhân, hình thức hợp pháp của nó
là nhận giấy chứng hôn; quý tộc cổ đại, nhất là hôn lễ của thiên tử nhà Chu và
của chư hầu, cần phải cử hành nghi thức long trọng, đồng thời phải xướng tụng
thơ Quan thư 关雎 hoặc Đào yêu桃夭 mới được xem là có tính
hợp pháp. Từ đó có thể thấy, tác dụng của thi và lễ, giống như trình tự pháp luật
của ngày nay.
Trừ lễ nghi chính thức ra, kinh Thi cũng là nội dung trọng yếu của việc
giáo dục quý tộc. Đối với việc giáo dục con em quý tộc, ý nghĩa của nó
cũng không thể lí giải một cách giản đơn
như là giáo dục ở nhà trường hiện nay, do bởi quý tộc có chức năng quản lí công
cộng, đối với việc giáo dục, nó giống như là việc bồi dưỡng huấn luyện của nhân
viên công vụ, quan toà hoặc cán bộ lãnh đạo hiện nay, giáo dục bản thân tức thể
hiện ý chí quốc gia, như cách nói “học tại quan phủ” 学在官府.
Khổng Tử là người mở đầu cho việc tư
nhân dạy học, từ đó về sau, học Thi và
dẫn Thi dần biến thành hành vi cá
nhân; đến xã hội hiện đại, kinh Thi
trở thành niềm vui cá nhân thuần tuý, nhưng không thể giản đơn đem quan điểm
người hiện đại áp đặt cho người xưa.
CHÚ
THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)-
Câu này ở thiên Quý thị 季氏
trong Luận ngữ 论语
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 25/9/2012
Dịch từ nguyên tác Trung văn
“THI” ĐÍCH CÔNG DỤNG
“诗” 的功用
Trong
“THI” HỌC NHẬP MÔN TRI THỨC
“诗” 学入门知识
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật